Nhập nhằng trong điều chỉnh lương

Thời điểm này, cùng với việc rốt ráo chăm lo tết cho công nhân (CN), đa số các doanh nghiệp (DN) cũng đang có kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN chần chừ, né tránh, đánh đồng giữa điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định với việc tăng lương hàng năm theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc tìm cách giảm phúc lợi, hạ hệ số lương của người lao động.
Nhập nhằng trong điều chỉnh lương

Thời điểm này, cùng với việc rốt ráo chăm lo tết cho công nhân (CN), đa số các doanh nghiệp (DN) cũng đang có kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN chần chừ, né tránh, đánh đồng giữa điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định với việc tăng lương hàng năm theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc tìm cách giảm phúc lợi, hạ hệ số lương của người lao động.

Đại biểu HĐND TPHCM thăm hỏi công nhân khu lưu trú KCX Tân Thuận chuẩn bị Tết Giáp Ngọ 2014.

Đại biểu HĐND TPHCM thăm hỏi công nhân khu lưu trú KCX Tân Thuận chuẩn bị Tết Giáp Ngọ 2014.

                   Sớm điều chỉnh lương

Bên cạnh việc công khai thưởng tết cho CN, Công ty Hwata Vina (KCN Tân Bình, TPHCM) đã có thông báo điều chỉnh lương tối thiểu tăng đều 14,9% cho tất cả các bậc lương theo hợp đồng lao động.

Ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết, như vậy, mỗi CN sẽ được tăng khoảng 500.000 - 600.000 đồng/tháng. Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác đang được áp dụng tại DN cũng được đảm bảo cho CN, dao động từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng/người/tháng. Còn trong năm, việc nâng bậc, tăng lương cho CN được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động với mức tăng khoảng 8%.

Công nhân mưu sinh sau giờ tan ca. Ảnh: Hồ Thu

Công nhân mưu sinh sau giờ tan ca. Ảnh: Hồ Thu

Tương tự, 2.500 CN ở Công ty Triple Việt Nam cũng sắp được điều chỉnh lương tối thiểu với mức tăng 410.000 đồng/người. Các khoản phụ cấp chuyên cần 200.000 đồng/tháng; xăng xe, nhà trọ 140.000 đồng/tháng; thâm niên 50.000 đồng/tháng nhân với số năm gắn bó với DN... được đảm bảo. Trong các khoản phụ cấp, trợ cấp, khoản hấp dẫn nhất đối với CN là phần thưởng theo năng suất, từ 500.000 - 1 triệu đồng/người/tháng.

Có DN khó khăn như Công ty Vietstar dự kiến Tết Giáp Ngọ 2014 không thưởng song DN cũng đã có phương án điều chỉnh lương tối thiểu cho CN. Tại huyện Củ Chi, bước đầu ghi nhận 25 DN có phương án điều chỉnh lương tối thiểu từ 350.000 - 410.000 đồng/người.

Ở huyện Hóc Môn, đến nay đã có 152 DN có kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu. Ở cụm KCN khu vực Tân Bình, tính đến ngày 19-12, đa số các DN đã chuẩn bị điều chỉnh lương tối thiểu. Với KCX Linh Trung, mức điều chỉnh lương tối thiểu ghi nhận đến thời điểm này cao nhất khoảng 400.000 đồng/người.

Không được nhập nhằng, cắt giảm các chế độ

Tuy nhiên, có thể thấy, số DN có phương án điều chỉnh lương tối thiểu chưa nhiều. Nhiều DN cho hay, việc điều chỉnh lương tối thiểu thực sự là một áp lực lớn với DN khi vừa lo thưởng, chăm lo tết, vừa điều chỉnh lương tối thiểu, khiến DN, nhất là DN đang khó khăn sẽ xoay xở vất vả.

Một số chủ tịch công đoàn ở DN trong cụm KCN khu vực Tân Bình lo lắng, nhiều DN trả lương cho CN theo sản phẩm, chỉ e sau khi DN điều chỉnh lương tối thiểu lại tìm cách hạ hệ số, hạ đơn giá sản phẩm. Như thế, dù được tăng lương tối thiểu nhưng thực chất CN chỉ được tăng số tiền đóng BHXH còn thu nhập thực tế của CN không hề tăng, mà có khi lại giảm so với trước.

LĐLĐ huyện Hóc Môn cho biết, trong quá trình điều chỉnh lương tối thiểu, một số DN đã có ý hạ hệ số lương của CN để… giảm chi phí nhưng LĐLĐ huyện chỉ đạo công đoàn cơ sở kiên quyết không đồng tình. Nhiều quận, huyện khác cho biết, có DN lại “chia nhóm”, chỉ điều chỉnh lương tối thiểu đối với CN có lương thấp, còn những CN gắn bó lâu năm, có thu nhập cao thì không tăng mà chỉ điều chỉnh phần tiền lương, tiền công đóng BHXH cho CN. Vì thế, gây bất đồng quan điểm, quyền lợi của CN không được đảm bảo, không khuyến khích CN gắn bó lâu dài với CN.

Theo Ban Quản lý KCX-KCN TPHCM (Hepza), một số DN có sự đánh đồng giữa điều chỉnh lương tối thiểu vào đầu năm theo quy định với nâng bậc, tăng lương trong năm theo thỏa thuận. Hepza đã lưu ý DN không nên lẫn lộn, bởi đây là hai việc khác nhau hoàn toàn, nếu nhập nhằng sẽ dễ dẫn đến tranh chấp lao động.

Bà Võ Thị Sáu, Chủ tịch Công đoàn Công ty Ampfield (KCN Tân Bình), lo ngại: “Khi điều chỉnh lương tối thiểu, tôi tự hỏi là CN có được hưởng gì từ phần điều chỉnh đó không, khi mà cái gì cũng tăng giá: điện, nhà trọ, thực phẩm, xăng... lương tối thiểu điều chỉnh tăng được 350.000 đồng/tháng nhưng số tiền phải trả cho những chi phí kia đã hơn số tiền 350.000 đồng/tháng. Lương cứ đuổi theo giá thế này chỉ có CN là khổ”.

  • Bà Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM

"Tổ chức công đoàn cần chủ động bàn bạc và đôn đốc người sử dụng lao động sớm xây dựng và công bố phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho CN; tránh để DN đánh đồng giữa điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định bắt buộc và nâng bậc lương hàng năm theo thỏa thuận. Khi điều chỉnh lương tối thiểu, chủ DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ, các khoản phụ cấp, trợ cấp đang được áp dụng tại DN. DN cần xem xét đến tay nghề của CN để có mức điều chỉnh hợp lý. Mức lương thấp nhất trả cho CN đã qua học nghề (kể cả CN do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng"

ĐƯỜNG LOAN

Tin cùng chuyên mục