
Nhân hội thảo “Xây dựng CPĐT - hướng tới dịch vụ hành chính công tốt nhất cho công dân”, phóng viên báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Shankar Sivaprakasam, Giám đốc Dự án chiến lược của tập đoàn HP khu vực Đông Nam Á về vấn đề này.
- Ông đánh giá thế nào về tình hình xây dựng CPĐT tại Việt Nam? Liệu VN sẽ gặp trở ngại gì trong việc ứng dụng CPĐT?
- Ông S.Sivaprakasam: CPĐT ở Việt Nam đang còn trong thời kỳ phôi thai, vẫn chưa có mạng trực tuyến để cung cấp những thông tin cơ bản. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khởi đầu. Cũng như các kỹ năng CNTT, cơ sở hạ tầng, đặc biệt đối với việc nhận thức để tiếp nhận và thực hiện thành công, là những thách thức lớn. Vì Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của cuộc hành trình nên phải tập trung vào xây dựng website của các cơ quan thuộc chính phủ trước.

Hệ thống xếp hàng tự động ở quận Bình Thạnh.
Các dịch vụ giao dịch cũng rất phức tạp khi tiến hành, nếu không xem xét kỹ các quy trình hiện hành. Một điểm nữa, Việt Nam nên xem xét việc sử dụng các mã nguồn mở một cách hiệu quả trong quá trình xây dựng CPĐT. CPĐT không chỉ là việc xây dựng mạng trực tuyến mà bao gồm cả sự sẵn sàng về điện tử (e-readiness) để phát triển và truy xuất kết hợp với các kỹ năng và phổ cập CNTT. Nên bắt đầu từ khung tổng thể nhất và những yếu tố cụ thể nhằm vượt qua những yếu tố khó khăn nhất và sẽ rất tốt nếu điều này có thể thực hiện song hành.
- Ứng dụng cơ bản nào nên xem xét ưu tiên khi xây dựng CPĐT?
- Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có mạng trực tuyến cho nên các dịch vụ hành chính công cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên là điểm khởi đầu (mô hình chính phủ-doanh nghiệp). Các dịch vụ ứng dụng cơ bản như “Đăng ký kinh doanh” sẽ rất có ích cho cộng đồng các doanh nghiệp.
- Theo ông, làm gì để huy động các nguồn lực tham gia vào việc xây dựng CPĐT tại Việt Nam? Kinh nghiệm CPĐT tại các nước trong khu vực mà Việt Nam có thể học tập?
- Công nghệ chuyển từ các nước láng giềng lân cận là con đường tốt nhất. Điều này có thể ứng dụng ngay trong các dự án nhỏ ở giai đoạn đầu. Singapore đang trong giai đọan 2 quá trình xây dựng CPĐT và đang chuyển sang giai đoạn phức tạp là hợp nhất các dịch vụ của các bộ ngành khác nhau. Những nước đang phát triển khác như Thái Lan đang bắt đầu cung cấp các dịch vụ giao dịch trực tuyến cho các công dân với các kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và truy xuất. Những quốc gia này cũng chú trọng đến các kỹ năng CNTT cho công dân và nhân viên nhà nước.
- Theo ông, tập đoàn HP có thể tham gia gì trong lộ trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam?
- HP đã làm việc với một vài quốc gia đang phát triển trong khu vực và các nơi khác trên thế giới. Chúng tôi có thể chia sẻ với các bạn những thực tế đã trải qua ở các nước khác. Ví dụ, chúng tôi đã thấy những nền tảng cơ bản xây dựng trung tâm thông tin Chính phủ (Govt Call Centre) với các ban ngành và dần dần mới giới thiệu với Hệ thống trả lời tự động là cách tốt nhất nhằm phá vỡ các vấn đề kết nối và truy cập.
Những năm qua, HP đã có tham gia tư vấn và thực hiện CPĐT tại nhiều dự án khác nhau. Sắp tới, HP sẽ tiếp tục thực hiện việc tư vấn và hỗ trợ cho các cơ quan chính phủ và địa phương trong việc xây dựng CPĐT. HP cũng sẽ tiếp tục tham gia các dự án đào tạo nâng cao trình độ CNTT cho người dân.
VĂN THANH