Chỉ có vài người khách mà bà chủ tỏ ra bận bịu, còn cô con gái chẳng để ý gì chuyện chung quanh. Bà gọi: “Bỏ điện thoại xuống phụ mẹ bán hàng đi. Lấy cho bác này mấy gói mì không chiên, bác kia hộp sữa kìa…”.
Cô gái tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng vẫn đi lấy hàng giúp mẹ, nhưng mỗi cái mỗi hỏi: “Cái này ở đâu, cái kia giá bao nhiêu?”. Cô gái làm giúp nhưng càng làm bà mẹ bối rối hơn. Bà mẹ rên rỉ: “Trời ơi, sao như con ngỗng tồ vậy kìa. Chú tâm một chút đi. Có mấy mặt hàng, bán tới, bán lui mà không nhớ là sao?”.
Bà khách chắc là quen chủ tiệm, can ngăn: “Thôi, cháu biết ra phụ bán là giỏi rồi. Có đứa lớn tồng ngồng, suốt ngày ở nhà ôm máy tính, điện thoại, nấu cơm không biết nấu. Cha mẹ không về nấu là nhịn đói”.
Bà khách ấy nói làm tôi chợt nhớ có chị bạn, mỗi khi đi đâu xa, trưa không về là chị phải đi mua cơm hộp để sẵn cho hai đứa con đã tròm trèm 20 tuổi. Hỏi chị, sao phải đi mua cơm hộp? Chị bảo: “Có đứa nào biết nấu cơm, nấu nước gì đâu?”. “Vậy đói, các cháu phải tự đi mua, cớ gì chị phải đi mua sẵn?”. “Ồ, lo cho trọn vẹn luôn mà!”. Nước mắt chảy xuôi từ trên xuống dưới, cha mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ, dù chúng đã trưởng thành. Nhưng điều ấy có tốt cho con trẻ chăng?
Một tiến sĩ sống lâu năm ở Nhật Bản về quê hương định cư, trao đổi với tôi rằng: Cứ thấy chiều tan học, cha mẹ đậu xe trước cổng trường rước con là thấy bực mình. Tốn thời gian, gây kẹt xe và cái chính là không giúp con tự lập. Học sinh ở Nhật Bản tan trường, xếp hàng một, hàng hai đi bộ về trật tự trên đường. Đứa lớn đi sau luôn có ý thức bảo vệ đứa nhỏ đi trước. Chẳng có ba mẹ nào đi rước con. Ông nói làm tôi chợt nhớ những ngày xưa học ở trường làng. Tan học về, anh em, bạn bè cùng xóm đi bộ với nhau về nhà, có ba mẹ nào đón rước đâu. Nhưng cái thời ấy xa lắm rồi, thời buổi thay đổi, xe cộ đông đúc, kẻ xấu đầy rẫy, nên cha mẹ ít dám bỏ con tự đi học về.
Cô gái tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng vẫn đi lấy hàng giúp mẹ, nhưng mỗi cái mỗi hỏi: “Cái này ở đâu, cái kia giá bao nhiêu?”. Cô gái làm giúp nhưng càng làm bà mẹ bối rối hơn. Bà mẹ rên rỉ: “Trời ơi, sao như con ngỗng tồ vậy kìa. Chú tâm một chút đi. Có mấy mặt hàng, bán tới, bán lui mà không nhớ là sao?”.
Bà khách chắc là quen chủ tiệm, can ngăn: “Thôi, cháu biết ra phụ bán là giỏi rồi. Có đứa lớn tồng ngồng, suốt ngày ở nhà ôm máy tính, điện thoại, nấu cơm không biết nấu. Cha mẹ không về nấu là nhịn đói”.
Bà khách ấy nói làm tôi chợt nhớ có chị bạn, mỗi khi đi đâu xa, trưa không về là chị phải đi mua cơm hộp để sẵn cho hai đứa con đã tròm trèm 20 tuổi. Hỏi chị, sao phải đi mua cơm hộp? Chị bảo: “Có đứa nào biết nấu cơm, nấu nước gì đâu?”. “Vậy đói, các cháu phải tự đi mua, cớ gì chị phải đi mua sẵn?”. “Ồ, lo cho trọn vẹn luôn mà!”. Nước mắt chảy xuôi từ trên xuống dưới, cha mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ, dù chúng đã trưởng thành. Nhưng điều ấy có tốt cho con trẻ chăng?
Một tiến sĩ sống lâu năm ở Nhật Bản về quê hương định cư, trao đổi với tôi rằng: Cứ thấy chiều tan học, cha mẹ đậu xe trước cổng trường rước con là thấy bực mình. Tốn thời gian, gây kẹt xe và cái chính là không giúp con tự lập. Học sinh ở Nhật Bản tan trường, xếp hàng một, hàng hai đi bộ về trật tự trên đường. Đứa lớn đi sau luôn có ý thức bảo vệ đứa nhỏ đi trước. Chẳng có ba mẹ nào đi rước con. Ông nói làm tôi chợt nhớ những ngày xưa học ở trường làng. Tan học về, anh em, bạn bè cùng xóm đi bộ với nhau về nhà, có ba mẹ nào đón rước đâu. Nhưng cái thời ấy xa lắm rồi, thời buổi thay đổi, xe cộ đông đúc, kẻ xấu đầy rẫy, nên cha mẹ ít dám bỏ con tự đi học về.
Tuy nhiên, ý nhắc nhở của vị tiến sĩ cũng có phần đúng. Phải rèn luyện tập dần cho trẻ ý thức tự lập từ bé. 7 - 8 tuổi là có thể tự giữ vệ sinh thân thể cho mình, biết phụ gia đình những việc nhỏ. 10 - 12 tuổi là biết phụ dọn dẹp nhà cửa. 14 - 15 tuổi biết nấu cơm, lao động nhẹ nhàng giúp cha mẹ…
Chính lao động sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, biết chia sẻ khó khăn với gia đình, những người chung quanh, biết giá trị của những đồng tiền tìm được từ những lao động chân chính. Cha mẹ không nên việc gì cũng làm, không cho con đụng móng tay vào bất cứ chuyện gì và tỏ ra khinh miệt lao động chân tay. Chính cách giáo dục ấy đã làm hư con mình, đào tạo một đứa trẻ trưởng thành như những con ngỗng tồ, chỉ biết hưởng thụ, không biết tự lo cho bản thân mình, luôn ích kỷ, đòi hỏi người khác phải quan tâm đến mình… Lớn lên, tiếp xúc với xã hội bên ngoài, nhưng con người yếu ớt ấy sẽ khó hòa đồng, làm việc chung với mọi người, khó trưởng thành để trở thành người trụ cột trong gia đình chăm sóc cho con cái nói chi chăm sóc cha mẹ sau này già yếu, hay gánh vác chuyện lớn lao của xã hội.
Lao động chính là điều kiện để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động còn là nhân tố hoàn thiện nhân cách con người. Phải tập cho con trẻ yêu lao động từ tuổi ấu thơ, biết lao động chính đáng chính là yếu tố giúp con trẻ trưởng thành. Xin đừng nuông chiều con trẻ quá đáng để chúng lớn lên như những con ngỗng tồ, chỉ biết đòi hỏi người khác mà không biết làm gì động ngón tay.
Chính lao động sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, biết chia sẻ khó khăn với gia đình, những người chung quanh, biết giá trị của những đồng tiền tìm được từ những lao động chân chính. Cha mẹ không nên việc gì cũng làm, không cho con đụng móng tay vào bất cứ chuyện gì và tỏ ra khinh miệt lao động chân tay. Chính cách giáo dục ấy đã làm hư con mình, đào tạo một đứa trẻ trưởng thành như những con ngỗng tồ, chỉ biết hưởng thụ, không biết tự lo cho bản thân mình, luôn ích kỷ, đòi hỏi người khác phải quan tâm đến mình… Lớn lên, tiếp xúc với xã hội bên ngoài, nhưng con người yếu ớt ấy sẽ khó hòa đồng, làm việc chung với mọi người, khó trưởng thành để trở thành người trụ cột trong gia đình chăm sóc cho con cái nói chi chăm sóc cha mẹ sau này già yếu, hay gánh vác chuyện lớn lao của xã hội.
Lao động chính là điều kiện để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động còn là nhân tố hoàn thiện nhân cách con người. Phải tập cho con trẻ yêu lao động từ tuổi ấu thơ, biết lao động chính đáng chính là yếu tố giúp con trẻ trưởng thành. Xin đừng nuông chiều con trẻ quá đáng để chúng lớn lên như những con ngỗng tồ, chỉ biết đòi hỏi người khác mà không biết làm gì động ngón tay.