Vào ngày 6-12-2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố chính thức về thông tin 3 ngân hàng hợp nhất, nhiều thắc mắc, lo ngại về quyền lợi người dân, cổ đông, nhân viên như thế nào, khả năng thuận lợi của tiến trình hợp nhất.
Tuy nhiên, chỉ sau vỏn vẹn 3 tuần, các thắc mắc đã có lời giải khi ngày 26-12, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - Ngân hàng hợp nhất trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2012 và ngân hàng mới đặt trụ sở chính tại số 927 Trần Hưng Đạo, quận 5, TPHCM.
Theo SCB cho biết, chỉ 1 ngày khi giấy phép có hiệu lực, ngày 2-1 ngân hàng này tổ chức ngay Lễ khai trương hoạt động của mình tại trụ sở chính. Đây thực sự là bước khởi đầu khả quan cho tiến trình tái cấu trúc của ngành ngân hàng nói riêng, cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của người trong cuộc, lãnh đạo các cấp và người dân về cái nhìn với ngân hàng mới này:
Ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc NHNN Việt Nam: Hợp nhất tự nguyện để phát huy thế mạnh
Việc ba ngân hàng tự nguyện hợp nhất để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí hoạt động nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn về năng lực quản trị, tài chính và mạng lưới hoạt động rộng hơn. Sự hợp nhất này cho phép 3 ngân hàng hỗ trợ, bổ trợ cho nhau, tiết giảm chi chí khi sáp nhập 3 bộ máy thành 1 bộ máy; nâng cao năng lực quản trị, lựa chọn được cán bộ tốt nhất. Việc hợp nhất cũng giúp ngân hàng hợp nhất có tiềm lực lớn hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.
Quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại các ngân hàng này sẽ luôn luôn được đảm bảo. Việc SCB tiên phong hợp nhất tự nguyện có thể được xem là bước đầu tiên trong lộ trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đã khẳng định chủ trương đúng đắn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của Chính phủ và NHNN. NHNN Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, sát cánh cùng SCB để ngân hàng đi vào hoạt động hiệu quả.
Sau khi các thông tin về ngân hàng hợp nhất được phổ biến rộng rãi và đầy đủ, tôi nhận thấy nhiều khách hàng đáo hạn đã gửi ngược lại hệ thống, số khách hàng gửi mới cũng tăng đáng kể. Điều này cho thấy phản ứng tích cực của người dân khi đã hiểu rõ hơn về chủ trương hợp nhất, cũng như thông điệp nhất quán đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền là hàng đầu mà các đơn vị tham gia hợp nhất khẳng định. Tôi tin rằng sự hợp nhất này sẽ hình thành nên một ngân hàng có quy mô vốn lớn hơn và hoạt động tốt hơn. BIDV sẽ hợp tác toàn diện và đồng hành cùng ngân hàng trong quá trình sau hợp nhất đến khi ngân hàng mới hoạt động ổn định mọi mặt.
Giới đầu tư quốc tế đánh giá rất cao sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên này. Đây là bước tiến mới không chỉ của riêng 3 ngân hàng mà của cả hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam. Tái cấu trúc sẽ giúp ngân hàng thay đổi cơ cấu, nâng cao năng lực, tự hoàn thiện mình và hướng đến mô hình mới an toàn, hiệu quả và bền vững hơn. SCB từ hôm nay sẽ đổi khác hoàn toàn, có đủ khả năng và điều kiện để vươn lên thành một trong những ngân hàng vững mạnh hàng đầu tại Việt Nam.
NHẤT MINH – CÁT TRÍ (tổng hợp)