Nông dân chịu thiệt

Giữa tuần, nông dân Pháp đã đồng loạt xuống đường biểu tình phản đối việc chính phủ nước này cho phép nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ trong toàn quốc. Động thái của chính phủ không khác gì hành động quay lưng với nông dân đang loay hoay tìm nguồn ra cho sản phẩm của mình.

Giữa tuần, nông dân Pháp đã đồng loạt xuống đường biểu tình phản đối việc chính phủ nước này cho phép nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ trong toàn quốc. Động thái của chính phủ không khác gì hành động quay lưng với nông dân đang loay hoay tìm nguồn ra cho sản phẩm của mình.

 Nông dân Pháp một mặt chịu sức ép khi Nga cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), mặt khác bị cản trở bởi các quy chuẩn nghiêm ngặt nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường EU.

Khoảng 800 người biểu tình đã giương cao biểu ngữ “Tôi muốn ăn thực phẩm Pháp hôm nay và ngày mai” để thể hiện sự đồng lòng bảo vệ lợi ích của người nông dân. Nhiều nông dân còn xuống đường phân phát các sản phẩm của mình để kêu gọi người dân ủng hộ, gây áp lực với chính quyền. Họ so sánh với Nga, khi nước này quyết định cấm vận các mặt hàng nông sản từ các nước thuộc EU, chính quyền Nga đã kêu gọi nông dân nước mình hãy đón lấy cơ hội này để tự sản xuất, cung cấp nông sản cho đất nước dù Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ Latinh đều khẳng định sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của Nga. Đây mới là sự đồng lòng mà người dân mong đợi.

Cùng thời điểm, nông dân ở Ba Lan đã tập trung trước Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Warsaw yêu cầu Chính phủ hỗ trợ sau khi Nga cấm nhập khẩu táo từ nước này. Dòng người đã tràn xuống đường, cản trở giao thông và khẳng định họ không chỉ cần những khoản bồi thường, mà còn cần chính phủ tìm thị trường mới để tiêu thụ táo, kể cả khả năng chuyển táo thành nguồn sản xuất năng lượng sinh học.

Lệnh cấm vận của Nga trong thời hạn một năm gây thiệt hại đáng kể cho ngành xuất khẩu (bao gồm thịt, cá, sữa, rau củ quả) của các quốc gia EU. Nghị viện châu Âu (EP) đã ước tính rằng ít nhất 9,5 triệu chủ các trang trại trên toàn lãnh thổ EU bị thiệt hại vì lệnh cấm vận trên. Mỗi năm, lượng xuất khẩu nông sản từ EU sang Nga trị giá khoảng 13,6 tỷ USD, chiếm 10% tổng giá trị các mặt hàng EU xuất khẩu ra các nước ngoài khối. Đầu tháng trước, EU đã đưa ra một gói hỗ trợ trị giá 204 triệu USD, dành cho những nông dân bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập khẩu từ Nga. Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Roger Waite cho biết lượng tiền mặt của EU rõ ràng không đủ để đáp ứng theo cam kết trên. Ở thời điểm nhạy cảm này, khi chính sách thắt lưng buộc bụng vẫn còn gây khó khăn thì dành một khoản chi đáng kể để “xoa dịu” hậu quả do chính lãnh đạo châu Âu gây ra khi cấm vận Nga là điều mà người dân châu Âu khó chấp nhận.

Biểu tình phản đối cắt giảm chi tiêu ở các quốc gia châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… vẫn đang diễn ra rầm rộ. Tình hình càng hỗn loạn hơn khi ngày 7-11, 100.000 người đã đổ xuống thủ đô Brussels, Bỉ để tuần hành phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của EU và cuộc tuần hành nhanh chóng chuyển sang xô xát bạo lực giữa người dân và cảnh sát. Chính quyền các quốc gia EU đang đối mặt với nhiều áp lực, trong đó lớn nhất là thiếu tiền và thiếu chính sách hỗ trợ cho chính người dân nước mình, nhất là cho nông dân vốn bị ảnh hưởng lớn sau chính sách áp đặt cứng rắn đối với Nga.

NHƯ QUỲNH

Tin cùng chuyên mục