Theo UBND huyện Đam Rông (Lâm Đồng), hiện nay trên địa bàn huyện đang có một số người dân tộc Mông tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk rủ rê khoảng 20 người dân tộc Mông ở thôn 5, xã Rô Men vào rừng sâu, khu vực núi cao, hiểm trở tại các tiểu khu 105, 107B (thuộc xã Đạ Tông), tiểu khu 206, 207, 208 (thuộc xã Rô Men) và một số khu vực khác tìm kiếm và đào lấy gốc loài cây có hình dạng bên ngoài giống với cây sâm Ngọc Linh, để bán cho thương lái với giá 15 triệu đồng/kg.
Ông Bùi Văn Hởi, Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, cho biết trước tình trạng trên, địa phương đã chỉ đạo đơn vị chủ rừng thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, đồng thời quản lý chặt chẽ hộ khẩu, tình trạng di dân tự do vào địa bàn để thực hiện hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Để có cở sở xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép, đồng thời để có phương án quản lý, bảo vệ loại cây giống với sâm Ngọc Linh, UBND huyện Đam Rông cũng đề nghị tỉnh Lâm Đồng cử bộ phận chuyên môn kiểm tra thành phần hóa học, cấu trúc của loài cây trên.
Các tin, bài viết khác
-
Cần có góc nhìn mới về khởi nghiệp
-
Không được phép nuôi, thả và kinh doanh cá hải tượng ở Việt Nam
-
Gỡ vướng pháp lý sử dụng đất cho doanh nghiệp
-
Hướng đến nông nghiệp số
-
Ngư dân “chê” bến cá tiền tỷ
-
Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân… chờ lũ
-
Phú Yên: Tôm hùm, cá chết đột ngột gây thiệt hại lớn
-
An Giang và Cần Thơ dẫn đầu khu vực 4 Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V-2022
-
Tây Ninh cơ cấu lại ngành nông nghiệp
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển cây sâm Ngọc Linh thành cây “quốc kế dân sinh”