Ô nhiễm và an ninh lương thực

Tân Hoa Xã dẫn báo cáo mới nhất của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường báo động của nước này. Trong tốp 10 hệ thống sông Trung Quốc năm 2013, khoảng 9% ở mức V, mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất. Trong 4.778 khu vực quản lý nước ngầm, đến 60% bị đánh giá chất lượng ở mức thấp hoặc cực thấp.

Tân Hoa Xã dẫn báo cáo mới nhất của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường báo động của nước này. Trong tốp 10 hệ thống sông Trung Quốc năm 2013, khoảng 9% ở mức V, mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất. Trong 4.778 khu vực quản lý nước ngầm, đến 60% bị đánh giá chất lượng ở mức thấp hoặc cực thấp.

Về chất lượng không khí tại các thành phố, chỉ 3/74 thành phố đạt tiêu chuẩn về không khí trong lành quốc gia trong năm 2013. Các chất tích tụ gây ô nhiễm không khí như sulfur dioxide và nitric oxide là nguyên nhân gây ra mưa acid làm các khu vực dọc sông Dương Tử bị ảnh hưởng (khoảng 10.6% diện tích đất). Trong khi đó, ô nhiễm đất canh tác, suy thoái tài nguyên đất cũng rất nghiêm trọng. Diện tích đất canh tác giảm 80.200 ha; 295 triệu ha (chiếm 30,7% tổng diện tích đất) bị xói mòn.

Theo tạp chí World Policy, từng xếp ô nhiễm môi trường vào diện “bí mật quốc gia”, nay Bắc Kinh đã phải chính thức thừa nhận thực trạng này. Ô nhiễm tại Trung Quốc là ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất và ngành sản xuất điện từ than đá. Theo Natural News, mỗi năm ngành công nghiệp của Trung Quốc và các nhà máy nhiệt điện thải ra hàng triệu tấn chất gây ô nhiễm nặng gồm cadmium, chì, thủy ngân, niken và arsen. Những độc chất có khả năng gây ung thư và các bệnh nan y khác.

Ngoài đe dọa đến sức khỏe người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề tại Trung Quốc đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với an ninh lương thực của quốc gia hơn 1,3 tỷ dân. World Policy cho rằng báo cáo mới nhất này thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với giới chức Trung Quốc về khủng hoảng lương thực tiềm tàng trong tương lai khi mà diện tích có thể đất canh tác đang ngày càng thu hẹp. Đây là hậu quả của chính sách đẩy nhanh phát triển kinh tế, thờ ơ với lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc. Thêm nữa, nạn tham nhũng trong nông nghiệp và môi trường càng làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Trước đây, nhiều quan chức môi trường hàng đầu của Trung Quốc như ông Zhu Shengzian, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường, từng tỏ rõ sự bất bình trước việc giới chức thực thi một cách lỏng lẻo các quy định liên quan tới ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, tiếng nói của ông Zhu không đủ mạnh để xoay chuyển tình hình. Để đảm bảo sự ổn định của hoạt động cung cấp lương thực, Trung Quốc sẽ phải tăng cường nhập khẩu lương thực trong những năm tới. Bắc Kinh sẽ phải hướng tới Đông Nam Á-khu vực đang căng thẳng với Trung Quốc do những tranh chấp liên quan đến lãnh thổ. Ông Yanzhong Huang-chuyên gia tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Trung Quốc-cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập 1,14 triệu tấn gạo của Việt Nam.

World Policy nhận định an ninh lương thực dài hạn của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề môi trường. Các quan chức Trung Quốc đã mất quá nhiều thời gian để tranh cãi về việc đất nước không thể hy sinh tăng trưởng kinh tế vì lợi ích môi trường. Chính tâm lý ấy đã làm thay đổi quá trình ổn định kinh tế xã hội của Trung Quốc và dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.

ĐỖ CAO

Tin cùng chuyên mục