Phá giá tiền tệ - Liều thuốc cứu nguy của Trung Quốc?

Ngày 13-8, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ (NDT) Trung Quốc đã giảm thêm 1,1%, tức 704 điểm cơ bản, xuống mức 6,401 NDT đổi 1USD. Việc Trung Quốc hạ gần 2% giá trị đồng tiền trong 3 ngày liên tiếp phá giá đã làm rúng động các thị trường chứng khoán. Hành động này của Trung Quốc không những khó có thể cứu được nền kinh tế của mình mà còn đẩy thị trường toàn cầu đối mặt với nguy cơ một cuộc suy thoái mới, như nhận xét của giới chuyên gia.
Phá giá tiền tệ - Liều thuốc cứu nguy của Trung Quốc?

Ngày 13-8, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ (NDT) Trung Quốc đã giảm thêm 1,1%, tức 704 điểm cơ bản, xuống mức 6,401 NDT đổi 1USD. Việc Trung Quốc hạ gần 2% giá trị đồng tiền trong 3 ngày liên tiếp phá giá đã làm rúng động các thị trường chứng khoán. Hành động này của Trung Quốc không những khó có thể cứu được nền kinh tế của mình mà còn đẩy thị trường toàn cầu đối mặt với nguy cơ một cuộc suy thoái mới, như nhận xét của giới chuyên gia.

Sáng 13-8, thị trường chứng khoán châu Á, châu Âu cũng như Mỹ tiếp tục sụt giảm. Các chuyên gia cảnh báo nếu thị trường tiền tệ trong khu vực châu Á tiếp tục suy yếu và tăng trưởng kinh tế chững lại trong thời gian tới sẽ làm tăng nguy cơ các luồng vốn tháo chạy khỏi châu Á sang Mỹ và châu Âu, nơi triển vọng dường như sáng sủa hơn. Tại Mỹ Latinh, việc đồng NDT yếu sẽ ảnh hưởng đáng kể tới Brazil - nền kinh tế số một của Mỹ Latinh, bởi Trung Quốc là bạn hàng thương mại hàng đầu của Brazil. Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc đồng NDT hạ giá sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nguồn thu ngoại tệ của các nước xuất khẩu nguyên liệu ở Nam Mỹ như Brazil, Argentina, Chile, Venezuela và Peru, cũng như việc giá khoáng sản trên thế giới sẽ tiếp tục giảm.

Cũng trong ngày 13-8, trong một thông báo được đưa ra nhằm trấn an các thị trường tài chính toàn cầu đang hoang mang sau những biện pháp giảm giá đồng NDT bất ngờ của Bắc Kinh, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) khẳng định không có cơ sở để tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ giá NDT nhờ những yếu tố cơ bản vững chắc của nền kinh tế. Theo PBoC, các yếu tố môi trường kinh tế bền vững, thặng dư thương mại liên tục, vị thế tài chính chắc chắn cùng với mức dự trữ ngoại tệ cao, đang tạo sự “hỗ trợ mạnh mẽ” cho tỷ giá hiện nay của đồng NDT. Tuy nhiên, mặc dù tuyên bố ngừng việc can thiệp “định kỳ” vào thị trường ngoại hối, song ngân hàng này có thể tiến hành kiểm soát hiệu quả đồng NDT trong những trường hợp thị trường biến động nghiêm trọng.

PBoC khẳng định không có cơ sở để tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ giá NDT.

Trong khi động thái phá giá tiền tệ của Trung Quốc gây sốc toàn bộ thế giới tài chính, các nhà kinh tế cho rằng điều này cho thấy nền kinh tế nước này đang hụt hơi đáng kể, tệ hơn nhiều so với những công bố chính thức. Trung Quốc đã và đang thực hiện các biện pháp kinh tế và tiền tệ để vực dậy nền kinh tế vốn đang suy giảm của mình. Tuy nhiên, ông Gerald Celente - nhà xuất bản tạp chí Trends Journal, tin rằng Trung Quốc không thể bảo vệ bản thân và động thái này chỉ là “một hành động tuyệt vọng”. Trung Quốc chỉ biết cố gắng cứu vãn đất nước bằng bất kỳ cách nào có thể.

Đồng NDT yếu dù không phải “liều thuốc” cứu hoạt động xuất khẩu đang èo uột của Trung Quốc, nhưng nó cũng giúp giảm bớt áp lực giảm phát. Đây mới là mối quan ngại lớn hơn của nhiều nhà kinh tế.

HẠNH CHI (tổng hợp)

- Thông tin liên quan:

>> Trung Quốc phá giá đồng NDT lần thứ 3, thêm 1,1%

>> Trung Quốc liên tiếp giảm giá đồng nhân dân tệ: Các nước “đau đầu”

>> Sáng nay 12-8, đồng nhân dân tệ giảm thêm 1,6%

>> Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc phá giá nhân dân tệ

Tin cùng chuyên mục