Cụ thể, đến năm 2020, 100% người tiêu dùng và DN biết đến CVĐ; 100% sở ngành và tổ chức chính trị - xã hội, quận huyện xây dựng được kênh truyền thông “Tự hào hàng Việt”; 80% thị phần hàng Việt có thế mạnh tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; 100% quận, huyện triển khai chương trình xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững; duy trì tổ chức được dịch vụ hỗ trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt...
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Ban chỉ đạo cũng đổi mới phương thức triển khai CVĐ theo hướng kế thừa những kết quả đã đạt được, mở rộng phạm vi, đối tượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tăng tính tự chủ của nền kinh tế đất nước trong tình hình mới cùng với việc đổi mới nội dung và phương thức thông tin, tuyên truyền. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất và sử dụng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt.
Phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, cơ quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí, trường học... trong công tác tuyên truyền để người tiêu dùng và người sản xuất hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc sản xuất. lưu thông phân phối và tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có chất lượng.
Các DN đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.