Brazil

Phát hiện cá sấu hóa thạch thời tiền sử

Phát hiện cá sấu hóa thạch thời tiền sử

Ngày 8-6, các nhà khoa học Brazil đã công bố 11 bộ xương cá sấu thời tiền sử, được gọi là loài Baurusuchus mới được khai quật.

Phát hiện cá sấu hóa thạch thời tiền sử ảnh 1

Bộ xương cá sấu hóa thạch thời tiền sử cách nay khoảng 90 triệu năm.

Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó chứng minh sự gắn kết địa lý một thời giữa Nam Mỹ với tiểu lục địa Nam Á (Ấn Độ và Pakistan).

Theo các nhà khoa học, việc phát hiện hóa thạch loài cá sấu Baurusuchus chứng tỏ đã từng có một dải đất nối Nam Mỹ với Ấn Độ - Pakistan, qua Nam Cực hoặc Australia. Các hóa thạch này cho thấy mối liên quan chặt chẽ của loài Baurusuchus với các loài cá sấu cổ đại khác, như loài Pabwehshi phát hiện ở Pakistan.

Loài Baurusuchus sống khoảng 90 triệu năm trước ở vùng Đông Nam Brazil, được gọi là vùng lòng chảo Boru, cách Rio de Janeiro hiện nay khoảng 700 km về phía Tây. Một con cá sấu Baurusuchus trưởng thành dài khoảng 3 mét và nặng khoảng 400 kg.

Với kích cỡ này, Baurusuchus trở thành loài cá sấu lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Mỹ. Không giống loài cá sấu hiện đại, Baurusuchus có bốn chân rất dài và phần lớn thời gian chúng thường bò trên mặt đất. Loài Baurusuchus cũng có thể sống trong những vùng khô cằn như những loài khủng long ăn thịt khác trong cùng thời đại.

H.N (Theo TTXVN)

Tin cùng chuyên mục