Phát sinh bất ngờ

Hàn Quốc vừa áp dụng Luật Chống tham nhũng mới với tên gọi Luật Kim Young-ran từ ngày 28-9 vừa qua. Luật mới này được đưa ra sau thảm họa chìm phà Sewol năm 2014 - phần nào phơi bày mối liên hệ mờ ám giữa cơ quan quản lý và ngành công nghiệp vận tải biển.

Hàn Quốc vừa áp dụng Luật Chống tham nhũng mới với tên gọi Luật Kim Young-ran từ ngày 28-9 vừa qua. Luật mới này được đưa ra sau thảm họa chìm phà Sewol năm 2014 - phần nào phơi bày mối liên hệ mờ ám giữa cơ quan quản lý và ngành công nghiệp vận tải biển.

Đối tượng áp dụng của Luật Kim Young-ran là các công chức, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, nghị sĩ Quốc hội, người làm trong ngành báo chí, giáo viên các trường học tư thục. Nếu những người này nhận thết đãi bữa ăn trên 30.000won (khoảng 25,7USD), quà tặng có trị giá trên 50.000won (khoảng 42,8USD), tiền hiếu hỷ trên 100.000won (85,6USD) thì sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu giá trị vượt quá 1 triệu won (tương đương 856USD) thì sẽ bị xử lý hình sự.

Luật Kim Young-ran có thể coi là một biện pháp mang tính bước ngoặt trong nỗ lực quét sạch nạn tham nhũng tại Hàn Quốc. Thậm chí luật còn xử phạt với cả những người hối lộ tiền, đưa quà tặng hay đề xuất chiêu đãi nên không chỉ cán bộ mà cả người dân thường cũng sẽ chịu áp dụng của luật này. Đặc biệt, luật cũng quy định nếu phát hiện và trình báo các trường hợp phạm luật, một người có thể được thưởng tối đa 200 triệu won (khoảng 180.000USD). Theo ước tính, khoảng 4 triệu người Hàn Quốc bị tác động trực tiếp bởi luật, bao gồm công chức, viên chức nhà nước, nhân viên công ty quốc doanh, giáo viên, nhà báo...

Các doanh nghiệp đang nháo nhào vì luật mới, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc vừa tổ chức một hội thảo với hàng trăm quan chức tham dự để hướng dẫn về việc các nhân viên tập đoàn nên làm thế nào để không phạm luật.

Từ đây, một nghề mới đã ra đời tại Hàn Quốc, mang camera quay lén tại các đám cưới, đám tang, nhà hàng... để bắt lỗi. Tuy nhiên, việc tìm bằng chứng có giá trị để tố cáo lại phát sinh nhiều khó khăn đến nỗi người ta mở hẳn một trung tâm chuyên dạy các kỹ năng tìm kiếm và phát hiện bằng chứng tố giác đối tượng phạm luật. Ông Moon Seoung-ok, Giám đốc của Trung tâm Tố giác vì xã hội tốt đẹp, mới khai trương lớp dạy kỹ năng, giơ cao tập tài liệu hướng dẫn về luật chống tham nhũng mới, nói với các học viên: “Bạn có thể lấy được hóa đơn thẻ tín dụng từ thùng rác ở các nhà hàng”. Ông cũng chỉ cho các học viên tại trung tâm cách để tiếp cận các đám cưới hay đám tang: “Bạn phải điều tra người mà bạn nhắm đến, theo dõi các cáo phó đăng trên báo để biết được những nhân vật cấp cao nào đang tổ chức và tham dự tang lễ”. Trung tâm đào tạo này không thu học phí, thay vào đó, họ kiếm tiền bằng cách bán dụng cụ hành nghề cho các học viên như bút viết, kính đeo mắt có gắn camera, máy thu âm tí hon.

Bình luận về “nghề” tố giác này, bà nội trợ Otgoutugs Ochir, 46 tuổi, hy vọng việc này sẽ giúp bà kiếm đủ tiền để mua căn hộ. Tuy nhiên, bà nói mình việc này cũng là vì lòng yêu nước. “Nếu số người kiếm tiền bất chính giảm xuống, con cái của tôi có thể sống trong môi trường tốt hơn”, bà cho biết. Trong khi đó, Song Byung-soo, 60 tuổi, muốn có thêm thu nhập ngoài tiền lương tại một công ty bán phụ tùng ô tô lại có suy nghĩ khác: “Dù cảm thấy áy náy khi tố giác có thể làm tổn thương người khác, nhưng tôi cho rằng nếu có thể khiến xã hội không còn tình trạng tham nhũng hay đặc quyền đặc lợi, thì đó cũng là điều tốt” .

VIỆT LÊ

Tin cùng chuyên mục