Phát triển gần 11.000 điểm bán hàng bình ổn giá

Theo số liệu từ Sở Công thương TPHCM, tính đến hết tháng 10-2020, tổng số điểm bán hàng bình ổn thị trường (BOTT) 4 chương trình (gồm Chương trình bình ổn các mặt hàng lương thực - thực phẩm; Chương trình bình ổn các mặt hàng cho mùa khai giảng; Chương trình bình ổn các mặt hàng sữa và Chương trình bình ổn các mặt hàng thuốc tân dược) là 10.983 điểm bán. 

Riêng Chương trình lương thực - thực phẩm có 4.209 điểm bán. Hiện hàng BOTT đã được bày bán rộng khắp tại hầu hết hệ thống phân phối trên địa bàn, như: chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, đủ sức đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân thành phố.

TPHCM hiện có 237 chợ. Mạng lưới chợ đã từng bước được sắp xếp, phân bố phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người dân từng khu vực; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sửa chữa, nâng cấp, bổ sung các hạng mục hạ tầng thiết yếu và tổ chức quản lý, sắp xếp lại ngành hàng để phát huy công năng sử dụng. Các chợ bán buôn chuyên ngành và 3 chợ đầu mối tiếp tục phát huy hiệu quả, làm đầu mối tập hợp và phân bổ luồng hàng, điều phối nguồn hàng, ổn định giá cả thị trường, định hướng sản xuất theo hướng văn minh, an toàn, hiệu quả.

Về hệ thống phân phối hiện đại, đến nay TPHCM đã phát triển 236 siêu thị, 45 trung tâm thương mại, 2.735 cửa hàng tiện lợi. Trong số 236 siêu thị, có 47 siêu thị hạng I, 64 siêu thị hạng II, 125 siêu thị hạng III. Xét về tỷ trọng số lượng điểm bán thì các hệ thống siêu thị trong nước (Vinmart, Co.opmart, Satramart,…) vẫn đang chiếm ưu thế, chiếm tỷ trọng 80% (đạt 189/236 siêu thị) so với siêu thị có yếu tố nước ngoài như hệ thống siêu thị MM Mega Market, Lotte, BigC, Aeon… 45 trung tâm thương mại, gồm 20 trung tâm hạng I, 5 trung tâm hạng II, 20 trung tâm hạng III. Trong đó, các hệ thống trung tâm thương mại trong nước vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế 60% (đạt 27/45 trung tâm) so với nước ngoài.

Tương tự, trong số 2.735 cửa hàng tiện lợi thì lượng điểm bán các chuỗi cửa hàng tiện lợi trong nước đang chiếm tỷ trọng cao, trên 76% so với các chuỗi cửa hàng tiện lợi có yếu tố nước ngoài.

Từ nay đến cuối năm, các DN trong chương trình BOTT tiếp tục phát triển thêm nhiều điểm bán mới, đồng thời đầu tư làm mới các điểm bán hiện hữu để chuẩn bị tốt nhất cho mùa sản xuất, kinh doanh và mua sắm cuối năm.

Xúc tiến công nghiệp thương mại

Linh hoạt thị trường, giữ đà tăng trưởng

Các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực - thực phẩm đang thực hiện nhiều giải pháp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao và sự cạnh tranh hàng ngoại nhập ngày càng gay gắt.

Hợp tác kinh tế và đầu tư

Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư

Với chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL. 

Phòng cháy chữa cháy

Quận 7 sẽ công khai các nơi có nguy cơ cháy nổ cao

Các cơ quan chức năng quận 7 tập trung rà soát và công khai trên hệ thống mạng để người dân biết các nhà chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh cho thuê trọ có mật độ người ở cao và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn quận.