Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm: Cần xử lý mạnh tay sai phạm

Hôm nay 9-4, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phát động Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP năm 2011. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý ATVSTP - Bộ
Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm: Cần xử lý mạnh tay sai phạm

Hôm nay 9-4, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phát động Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP năm 2011. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý ATVSTP - Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Thanh Phong

Ông Nguyễn Thanh Phong

- PV: Thưa ông, được biết từ ngày 15-4 tới, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP triển khai Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP năm 2011. Vậy chủ đề năm nay là gì? 

Ông Nguyễn Thanh Phong: Ngày 29-1-2011, Bộ trưởng Bộ Y tế, thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATVSTP đã ký kế hoạch triển khai Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP trên toàn quốc. Thời gian triển khai từ 15-4 đến 15-5.

Đến nay, thường trực Ban Chỉ đạo đã nhận được hầu hết kế hoạch triển khai của các địa phương và các bộ ngành. Công tác chuẩn bị đã hoàn tất và ngày hôm nay 9-4, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATVSTP kết hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động. Chủ đề năm 2011 là “Sản xuất kinh doanh và sử dụng thực phẩm theo Luật ATVSTP”. 

- Kết quả từ các năm trước cho thấy, Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP có được hưởng ứng tốt, đạt hiệu quả?

Công tác bảo đảm ATVSTP là hoạt động phải làm thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong tất cả các ngày, các tháng trong năm. Điều đó không có nghĩa là chỉ làm trong một tháng, mà phải huy động nhân lực, vật lực để đưa hoạt động bảo đảm ATVSTP vào nề nếp. Theo tôi, cần đẩy mạnh song song 2 vấn đề là thanh - tra kiểm tra và truyền thông giáo dục. Ở đây, truyền thông giáo dục cả kiến thức pháp luật và kiến thức khoa học. Kiến thức pháp luật là những quy định đối với người sản xuất, kinh doanh và kể cả người tiêu dùng.

Còn kiến thức khoa học là những phương pháp sản xuất thực phẩm, phương pháp bảo quản, lựa chọn, chế biến để đưa ra sản phẩm an toàn. Qua các năm, rõ ràng cộng đồng nâng cao trách nhiệm hơn đối với công tác ATVSTP, giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm ATVSTP, góp phần làm cho thị trường thực phẩm ngày càng an toàn hơn.

- Thực tế cho thấy, để làm tốt công tác ATVSTP có vai trò lớn của các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, có ý kiến nhìn nhận, càng thanh - kiểm tra càng phát hiện vi phạm?

Có thể nói, đối tượng quản lý ATVSTP chính là các doanh nghiệp. Cần phải tuyên truyền giáo dục để doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, thấy rõ việc đảm bảo ATVSTP vừa là trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng, vừa là lợi ích doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật ATVSTP, có thể lúc đầu lợi nhuận thấp nhưng khi chiếm được lòng tin của người tiêu dùng sẽ bán được nhiều sản phẩm.

Qua kiểm tra, giám sát, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp có ý thức chấp hành tốt hơn. Bằng chứng là nông sản, thực phẩm Việt Nam đã xuất khẩu sang 160 nước và vùng lãnh thổ. Nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada đã sử dụng thực phẩm của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã áp dụng thành công mô hình rau sạch (VIETGAP), ISO, GMP, HACCP… được thế giới công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp vì lợi nhuận hoặc chưa hiểu biết vẫn cố tình đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo ATVSTP.

Thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Tg.Lâm

Thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Tg.Lâm

- Thời gian qua vẫn còn nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra, nhất là tại bếp ăn các KCN-KCX. Nguyên nhân do đâu và làm sao để ngăn chặn?

Ở Việt Nam, ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là môi trường ô nhiễm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cơ chế thị trường chạy theo lợi nhuận mà quên mất ATVSTP… Về chủ quan, rõ ràng, thời gian triển khai chương trình ATVSTP quá ngắn, mới được 10 năm để quản lý một vấn đề quá lớn. Về ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể KCN-KCX, ngoài nguyên nhân do vệ sinh môi trường, nguyên liệu, dụng cụ chế biến thì giá trị khẩu phần ăn quá thấp, một số doanh nghiệp có khẩu phần ăn của công nhân chỉ 7.000 - 8.000 đồng/suất, rất khó đảm bảo dinh dưỡng và ATVSTP.

- Người tiêu dùng đang có xu hướng sợ các thực phẩm đẹp mắt vì lạm dụng phụ gia thực phẩm độc hại. Chúng ta đã có biện pháp nào để hạn chế tình trạng trên?

Hoạt động bảo đảm ATVSTP nói chung và ngăn ngừa lạm dụng phụ gia nói riêng là tuyên truyền cho nhà sản xuất biết loại phụ gia nào được phép sử dụng và loại nào không được phép sử dụng. Vì lợi nhuận, thiếu hiểu biết, nên các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vẫn lạm dụng phụ gia. Chính vì vậy, ngoài hoạt động tuyên truyền, sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường thanh kiểm tra, có chế tài xử phạt nặng hơn.

- Nhằm bảo đảm ATVSTP, nhiều ý kiến cho rằng cần có chế tài mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm?

Luật ATVSTP đã thông qua, thời gian tới cần nhanh chóng đưa luật vào thực tiễn. Cụ thể là sớm xây dựng các nghị định để khi luật có hiệu lực thì áp dụng được ngay. Trong đó chú trọng đến 2 nghị định là nghị định quy định chi tiết thi hành Luật ATVSTP và nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thực phẩm. Trong đó cần chú trọng đến nghị định xử phạt hành chính là vừa xử phạt hành vi vừa xử phạt mức độ vi phạm chứ không phải như trước đây chỉ xử phạt hành vi.

Những quán cơm phục vụ sinh viên, học sinh trên đường Nguyễn Văn Cừ, TPHCM khó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: MAI HẢI

Những quán cơm phục vụ sinh viên, học sinh trên đường Nguyễn Văn Cừ, TPHCM khó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: MAI HẢI

Tường Lâm

Tin cùng chuyên mục