Quyết liệt xử lý những thông tin sai trái, độc hại

* Phóng viên:
Quyết liệt xử lý những thông tin sai trái, độc hại

* Phóng viên: Vừa qua trên Internet có những thông tin thất thiệt, như thông tin về tình hình sức khỏe của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Bộ TT-TT có những biện pháp gì để hạn chế tình trạng này?

* Thứ trưởng TRƯƠNG MINH TUẤN: Trước hết chúng ta phải nâng cao cảnh giác. Những thông tin đó không phải là thông tin chính thống; đó là thông tin xấu, độc hại để gây mâu thuẫn giữa người này người khác. Ngày 30-12, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã có trả lời chính thức về sức khỏe đồng chí Nguyễn Bá Thanh; gia đình đồng chí Nguyễn Bá Thanh cũng đã lên tiếng. Các báo, những cơ quan truyền thông phải cẩn trọng, sử dụng thông tin chính thống, còn những tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, không xác định được nguồn gốc cần phải loại bỏ. Bộ TT-TT sẽ siết chặt vấn đề này.

* Việc chống thông tin sai trái hiện nay như thế nào, thưa thứ trưởng?

* Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT và các cơ quan chức năng rất kiên quyết trong việc xử lý thông tin xấu, độc trên mạng điện tử, trên Internet. Bộ TT-TT vừa ban hành Chỉ thị số 82 về việc ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng. Trong chỉ thị đã giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị như Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông và các đơn vị khác của bộ phải tích cực và quyết liệt hơn trong vấn đề này. Bộ TT-TT cũng sẽ có những chế tài xử lý nặng hơn, nghiêm hơn với các nhà mạng để xảy ra các thông tin xấu, độc mà không có biện pháp ngăn chặn. Ngoài phạt tiền, nếu xảy ra sai phạm nghiêm trọng có thể rút giấy phép hoạt động. Và nếu quá mức dẫn đến việc khác sẽ chuyển sang các cơ quan có thẩm quyền khác để xử lý.

* Ngoài các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật thì cũng cần những thông tin phản biện lại luồng thông tin xấu đó, thưa thứ trưởng?

* Trách nhiệm đó thuộc về các cơ quan báo chí của chúng ta. Báo chí phải vào cuộc, có trách nhiệm thông tin lại để người dân hiểu đúng. Chắc chắn người dân trong nước đọc thông tin báo chí chính thống nhiều hơn.

Bên lề Hội nghị toàn quốc về công tác tuyên giáo vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn (ảnh) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề đấu tranh chống những thông tin sai trái, độc hại, nhất là trên môi trường Internet hiện nay.

   

Ở vùng sâu, vùng xa thì báo chí cũng có trách nhiệm vào cuộc để giúp thông tin đúng và đủ đến với người dân. Những người không đọc được báo điện tử thì các cơ quan báo chí loại hình khác phải lên tiếng, góp phần nói lên sự thật làm ổn định tình hình đất nước, để người dân yên tâm.

* Thưa thứ trưởng, có giải pháp nào để giúp các cơ quan báo chí tiếp cận để đưa các thông tin chính thống kịp thời, nhanh hơn nữa?

* Hàng tuần, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT-TT đều có giao ban báo chí. Thông tin chúng tôi cung cấp cho các cơ quan báo chí đó là thông tin chính thống để các cơ quan báo chí có thể nêu lên sự thật tiếp cận sự thật. Tại các cuộc giao ban các cơ quan báo chí cũng hỏi và chúng tôi đều có trả lời cụ thể. Ngoài ra cũng có những cơ quan khác có thể trả lời. Ví dụ thông tin về sức khỏe đồng chí Nguyễn Bá Thanh thì có Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương có thể trả lời; rồi Ban Nội chính Trung ương là cơ quan đồng chí Nguyễn Bá Thanh đang công tác có thể cung cấp thông tin chính thống. Tại sao báo chí chúng ta không tìm thông tin ở những cơ quan đó mà lại đi nghe chỗ khác. Khi những cơ quan đủ thẩm quyền cung cấp và cung cấp thông tin chính thống thì chắc chắn người dân sẽ nghe và sẽ tin, sẽ hiểu rõ hơn âm mưu ý đồ xuyên tạc thông tin của thế lực thù địch.

* Xin cảm ơn thứ trưởng!

TRẦN LƯU (ghi)

Tin cùng chuyên mục