- Nhiều địa phương tính chuyện để học sinh, sinh viên đi học lại sau “kỳ nghỉ tết” tránh dịch bệnh dài chưa từng có. Ai dè lại có diễn biến bất lợi nữa, nên lịch học lại lùi. Hay là gút luôn kiểu vầy: coi như năm học đã kết thúc, và tất cả đều được lên lớp?
- Làm tới mức cực đoan kiểu vậy thì không đặng. Nhưng điều chỉnh chương trình học theo cách “liệu cơm gắp mắm” có lẽ sẽ phù hợp với tình thế hơn.
- Ví dụ thử coi? Bởi nếu lại xảy ra sự cố, lùi miết thì đâu còn chỗ để lùi?
- Bộ Giáo dục có thể tập hợp một nhóm chuyên gia giỏi, tinh gọn để xem xét cắt bớt nội dung, chương trình phổ thông hiện hữu. Những phần nào không thực sự cần thiết, nên ưu tiên bỏ ra, khỏi học và cũng khỏi thi. Và nếu cắt gọt cho nhẹ, năm học này sẽ không kết thúc quá trễ lại ảnh hưởng dính chùm đến năm học sau.
- Vậy căn cứ để cắt bớt dựa vào đâu?
- Tiêu chuẩn sát sườn là tính hữu ích của kiến thức phổ thông. Nếu học mệt nghỉ mà số đông ra đời không xài tới thì vô ích. Còn với các trường đại học, cao đẳng, nên có chính sách công nhận tính pháp lý của những phần dạy - học trực tuyến.
- Giáo dục xứ mình xưa giờ hay áp dụng kiểu “y khuôn”. Dịch bệnh dẫn tới tạm nghỉ học nhiều tuần là tình huống bất khả kháng, thì phải điều chỉnh ngay để ráng thích nghi.