Rô-bốt “sống” cực nhỏ

Rô-bốt “sống” cực nhỏ
Rô-bốt “sống” cực nhỏ ảnh 1

Hình ảnh rô-bốt “sống” dưới kính hiển vi.

Bằng cách cấy trồng các tế bào chuột lên một con chip silicon siêu nhỏ, Giáo sư Carlo Montemagno cùng các nhà chuyên môn thuộc Trường Đại học California (Mỹ) đã chế tạo thành công những con rô-bốt “sống” cực nhỏ, dài không tới 1mm.

Những con rô-bốt “sống” này có thể tự di chuyển bằng cơ mà không cần dùng đến nguồn năng lượng cung cấp từ bên ngoài. Thành công này là ví dụ điển hình trong việc phối hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ nano.

Nhóm của GS Carlo Montemagno đã dùng tế bào lấy từ tim một loài chuột để tạo ra các dụng cụ nhỏ có thể tự chuyển động khi tế bào co lại và dụng cụ thứ hai trông bề ngoài giống như cặp chân ếch.

Xương của nó được làm bằng một loại chất dẻo hay từ silicon để tạo ra các cấu trúc có những khớp nối cho phép chúng có thể tự di chuyển được.

Giáo sư Carlo Mintemagno cho biết loại rô-bốt “sống” này trong tương lai có thể sẽ được sử dụng trong các thiết bị siêu nhỏ, thậm chí có thể dùng để khởi động bộ phát điện nhằm tạo ra năng lượng cho các chip máy tính. 

NG.M. 

Tin cùng chuyên mục