Sai lầm lặp lại

Các biện pháp cấm vận của Mỹ với Iran nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân đã ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng Mỹ. Giá một gallon xăng tại Mỹ hiện nay gần 4 USD (3,78 lít). Lệnh cấm vận làm Iran giảm 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày, tính ra, mỗi thùng dầu trên thị trường thế giới phải tăng thêm 10 USD/thùng và mỗi người tiêu dùng Mỹ phải chi thêm 25 cent/gallon.

Các biện pháp cấm vận của Mỹ với Iran nhằm buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân đã ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng Mỹ. Giá một gallon xăng tại Mỹ hiện nay gần 4 USD (3,78 lít). Lệnh cấm vận làm Iran giảm 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày, tính ra, mỗi thùng dầu trên thị trường thế giới phải tăng thêm 10 USD/thùng và mỗi người tiêu dùng Mỹ phải chi thêm 25 cent/gallon.

Phát biểu trên tờ Christian Science Monitor, ông Bill Reinsch, Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương quốc gia Mỹ, cho rằng lẽ ra Chính phủ Mỹ nên công khai với công chúng “cái giá phải trả” của lệnh cấm vận và không thể chấp nhận “sự giả vờ như không có hay lờ đi vấn đề thiệt hại kinh tế”.

Trái lại, trong một tuyên bố hồi tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng sau khi cân nhắc kỹ càng các yếu tố, trong đó có tình trạng kinh tế toàn cầu, các nguồn cung cấp dầu thay thế cũng như chiến lược dự trữ của Mỹ và nhiều nước khác, có đủ điều kiện để Mỹ cấm vận dầu cùng với nhiều biện pháp cấm vận khác với Iran.

Ông Reinsch cho rằng nhiều nghị sĩ Mỹ rất sốt sắng với việc siết chặt cấm vận dầu Iran nhưng cuối cùng lại than thở về giá xăng dầu tăng cao như thể hai vấn đề này không liên can gì với nhau. Riêng đối với ông Obama, giá dầu tăng ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế lại có khả năng tác động xấu đến việc tái đắc cử tổng thống trong năm nay. Ông Obama đang vướng vào vòng lẩn quẩn với 3 mục tiêu: ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, phục hồi kinh tế và tái đắc cử, mà đạt được mục tiêu này lại kéo chệch hướng mục tiêu khác.

Tại Pháp, cũng do lệnh cấm vận, giá dầu tăng đẩy giá xăng lên 5,54 USD/gallon. Trong bối cảnh Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang cần sự ủng hộ của cử tri khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần, ông chỉ còn biết mở cửa kho dầu dự trữ để “hạ hỏa” dân chúng. Về mặt nguyên tắc, Pháp phải tham khảo Mỹ và Anh cùng với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới có thể mở kho dự trữ dầu.

Trong khi đó, quan điểm của IEA là chưa đến mức phải dùng dầu dự trữ vì Saudi Arabia có thể bù vào sản lượng dầu thiếu hụt từ Iran. Thế nhưng, Saudi Arabia thuộc OPEC và khối này không thể dễ dàng để các thành viên tăng sản lượng khai thác một cách tùy tiện. Theo các nhà phân tích, giả sử Mỹ, Anh và Pháp có mở kho dầu dự trữ đi nữa thì giá dầu thế giới chỉ có thể giảm nhiệt trong một thời gian ngắn sau đó tăng trở lại vì kho dự trữ của các nước này chỉ đủ dùng trong vòng 2 tháng.

Với khối EU nói chung, lệnh cấm vận dầu Iran bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 đang đặt ra nhiều nỗi lo. Trước hết là chính Iran đã tuyên bố ngừng bán dầu cho EU kể từ tháng 2, chứ không đợi đến lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, đã làm thiếu hụt đáng kể nguồn cung cho EU. Nền kinh tế khó khăn của nhiều nước thành viên EU càng làm cho họ khó có thể xoay xở tìm nguồn dầu khác thay thế dầu nhập khẩu từ Iran. Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp là 3 nước khó khăn nhất do cấm vận dầu từ Iran vì cả 3 tiêu thụ lượng dầu EU nhập khẩu từ Iran.

Riêng từ phía bị cấm vận, cần nhớ lại lệnh cấm vận dầu Mỹ áp đặt lên Iraq kéo dài từ năm 1991 đến năm 2003. Lệnh cấm vận này không hề làm chính phủ của ông Saddam Hussein lung lay mà chỉ làm cho người dân Iraq hứng chịu mọi hậu quả. Trẻ em suy dinh dưỡng nặng và bệnh tật do thiếu lương thực và thuốc men.

Sai lầm như vậy đang được lặp lại trong bối cảnh thế giới đang cần dầu để khôi phục kinh tế.

Thụy Vũ

Tin cùng chuyên mục