Trong tối 3-12, theo thông tin từ ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, UBND tỉnh Bình Định đã lên phương án cụ thể, cơ động để bất cứ lúc nào cũng có thể di dời nhanh hơn 26.000 hộ dân ra khỏi những vùng nguy hiểm nếu cơn bão số 12 diễn biến phức tạp, khó lường.
Theo đó, những hộ sẽ di dời dự kiến có thể nằm trong các vùng nguy hiểm, ven biển thường xuyên bị sạt lở như các xã Hoài Mỹ, Hoài Hải, Hoải Hương (huyện Hòa Nhơn); Cát Tiến, Cát Hải (huyện Phù Cát) và các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), Cát Tiến, Cát Hải (huyện Phù Cát), Hoài Mỹ, Hoài Hải, Hoải Hương (huyện Hòa Nhơn)…
Ngoài ra ở miền núi nơi thường xuyên bị sạt lở cũng nằm trong diện di dời, đặc biệt là ở các xã miền núi của huyện An Lão, Vân Canh, Hoài Ân và Vĩnh Thạnh.
Tại huyện Hoài Nhơn, trước đó vào đầu giờ tối cùng ngày (3-11) địa phương đã chủ động sơ tán người dân sinh sống tại các khu vực nguy hiểm ven biển, vùng có nguy cơ bị lũ quét đến nơi an toàn.
Tại huyện An Lão, ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND cho hay, địa phương cũng đã chủ động cho sơ tán, di dời một số hộ dân ở vùng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở núi như các xã: An Nghĩa, An Quang, An Toàn, An Dũng… đến nơi dan toàn.
Không để bị động trước những diễn biến khó lường của bão
Để chủ động ứng phó với bão số 12, tỉnh Phú Yên cũng đã chỉ đạo các địa phương rà soát bổ sung các phương án sơ tán dân trên địa bàn quản lý theo từng cấp độ rủi ro thiên tai đã được phê duyệt. Đồng thời phải có kế hoạch triển khai kế hoạch cụ thể đến từng khu vực, vùng trọng yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn trước 18 giờ cùng ngày 13-11.
Dự kiến, nếu bão diễn biến phức tạp tỉnh Phú Yên đã có kế hoạch lưu động về việc sơ tán dân nhanh chóng bất cứ khi nào. Qua đó, sẽ triển khai sơ tán tập trung khoảng 10.796 hộ/40.000 nhân khẩu. Trong đó huyện Đông Hòa, vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão số 12 sẽ sơ tán 1.300 hộ/trên 3.700 khẩu.
Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Phú Yên, trong ngày 3-11 có gần 6.500 phương tiên/29.200 lao động đang neo đậu tại các bến của địa phương và tránh trú tại các khu vực an toàn. Trong đó có 41 phương tiện/302 lao động đã vào tránh trú trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) phối hợp với các địa phương ven biển, tổ chức kiểm tra các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các đầm vịnh bên biển, có giải pháp bảo đảm an toàn về người và lồng bè nuôi thủy sản đặc biệt là tôm hùm.
Tổng lồng nuôi tại Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông và vùng ven biển các huyện Tuy An, Đông Hòa trên 26 nghìn lồng nuôi trồng thủy sản, các lồng đã được neo, chẳng tại chỗ…
Chiều 3-11, Sở GD-ĐT đã công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học. Qua đó, sẽ cho các học sinh nghĩ học từ ngày 4-11, sau khi bão tan thì học lại. Cùng với đó, Sở GD-ĐT Phú Yên chỉ đạo các đơn vị bổ sung các phương án phòng tránh mưa bão, lũ lụt phù hợp với đặc điểm từng đơn vị, địa phương, sẵn sàng sơ tán giáo viên, học sinh khi bão diễn biến phức tạp.