Sẽ buộc ngân hàng bảo hiểm tiền gửi

Ngày 24-9, tại TPHCM, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

(SGGP).– Ngày 24-9, tại TPHCM, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Nghị định của Chính phủ hiện nay quy định tiền gửi của người dân vào các tổ chức tín dụng chỉ được bảo hiểm mức cao nhất là 50 triệu đồng, thế nhưng để đảm bảo quyền lợi cho người dân, Nhà nước gần như bảo hiểm vĩnh viễn toàn bộ tiền gửi của người dân. Do vậy, thời gian qua nhiều ngân hàng rơi vào khó khăn, huy động vượt trần lãi suất, tạo rủi ro rất lớn nhưng người dân vẫn gửi tiền.

Với dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi lần này, buộc tất cả các tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng chính sách) nhận tiền gửi của cá nhân, phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bằng với số tiền nhận gửi. Tùy theo tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro nhiều hay ít mà nhà nước tính phí bảo hiểm.

Theo dự thảo của luật này, chỉ có tiền gửi bằng đồng Việt Nam mới được bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền ngoại tệ không được bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời, dự thảo cũng quy định chỉ có cá nhân gửi tiền mới được bảo hiểm tiền gửi, do vậy, nhiều đại biểu đề nghị nên đưa cả tổ chức vào đối tượng được bảo hiểm, bởi vì các tổ chức tín dụng có hoạt động vay vốn trên thị trường 2. Tuy nhiên, theo giải thích của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch thì tổ chức tham gia kinh doanh tiền gửi phải chịu rủi ro, do vậy luật không bảo hiểm cho pháp nhân.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này ngoài việc sửa đổi một số điều, còn đưa thêm 36 điều mới vào luật. Trong đó, điểm mới là đưa nước khoáng, nước suối thiên nhiên vào thành đối tượng điều chỉnh của luật; tổ chức khai thác tài nguyên nước thì phải nộp tiền khai thác tài nguyên nước…

H.Ni

Tin cùng chuyên mục