Tình trạng sụt lún mặt đường tại TPHCM trong thời gian gần đây xảy ra liên tục và có chiều hướng diễn ra phức tạp. Cho đến thời điểm này đã có hơn 30 vụ sụt lún xảy ra ở nhiều quận, huyện, khiến cho người dân rất lo lắng trước nguy cơ mất an toàn về phương tiện, tính mạng khi tham gia giao thông. Để giúp người dân hiểu thêm về hiện tượng sụt lún cũng như hướng khắc phục của thành phố, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã mời các ông: Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Đậu An Phúc, trưởng phòng Quản lý Giao thông Vận tải; Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xây dựng TPHCM; Đặng Phú Thành, trưởng phòng cấp thoát nước Sở Giao thông Vận tải TPHCM tham gia giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc.
Sau đây là nội dung của buổi giao lưu:
Trung Kiên - trungkien.gmc@gmail.com: Gần đây, các vụ sụt lún đường liên tục xuất hiện trên các tuyến đường trên địa bàn TPHCM. Là người dân, tôi cũng rất bức xúc về chuyện này. Việc đào đường, xây dựng hệ thống thoát nước, tái lập mặt đường thực hiện, tuy nhiên tình trạng ngập nước vẫn chưa được khắc phục, lại phát sinh thêm sự cố sụt lún... Các cơ quan chuyên ngành đã có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên?
Đại diện Sở GTVT: Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ TPHCM đã được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên hiện đã và đang xuống cấp rất nhanh, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố với dân số gần 10 triệu dân như hiện nay. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển, việc thi công nâng cấp sửa chữa hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ là cần thiết thực hiện, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước.
Để đảm bảo an toàn giao thông, tính mạng và tài sản cho người dân khi tham gia giao thông, vừa qua UBND thành phố cũng như Sở GTVT đã yêu cầu các đơn vị chủ quản hệ thống hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành cũng như các chủ đầu tư các công trình kỹ thuật phải tăng cường công tác kiểm tra đẩ phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để để các sự cố đối với công trình ngầm gây lún sụp mặt đường, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình, đảm bảo việc thi công các công tình hạ tầng kỹ thuật tuân thủ nghiêm các quy trình thi công và nghiệm thu theo quy định hiện hành. Khi xảy ra sự cố lún sụp mặt đường cần phải nhanh chóng phối hợp với các đơn vị liên quan (UBND cá quận huyện, các Khu quảng lý giao thông đô thị, Thanh tra Sở GTVT, Thanh tra Xây dựng,...) để triển khai các biện pháp cử lý cụ thể nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, xác định nguyên nhân và thực hiện nhanh các biện pháp khắc phục sự cố.
Đối với Sở GTVT Ban Giám đốc sở đã chỉ đạo toàn đơn vị trực thuộc thường xuyên tuần tra và kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập về hạ tầng giao thông để cảnh báo đối với các đơn vị chủ sở hữu, các chủ đầu tư công trình ngầm liên quan nhằm khẩn trương khắc phục sửa chữa các khiếm khuyết thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử phạt nghiêm đối với các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị quản lý công trình kỹ thuật có vi phạm trong quá trình thi công.
Công Định - pttdinh2010@yahoo.com.vn: Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã làm gì khi để xảy ra quá nhiều các hiện tượng sụp lún, mặt đường? nguyên nhân có phải do khâu quản lý đô thị kém ?
Đại diện Sở GTVT: Trong thời gian vừa qua, công tác tái lập mặt đường của các công trình thi công đào đường trên địa bàn thành phố còn nhiều tồn tại, bất cập. Để chấn chỉnh tình trạng nêu trên, sở GTVT đã thường xuyên kiểm tra, tuần tra và thành lập nhiều đoàn thanh kiểm tra để chấn chỉnh công tác đào và tái lập mặt đường, để yêu cầu các đơn vị thi công, giám sát và chủ đầu tư công trình phải tuân thủ các quy trình thi công và nghiệm thu theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo chất lượng công trình, đặc biệt là phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về đào và tái lập mặt đường do UBND thành phố ban hành cũng như các hướng dẫn của Sở GTVT. Giao Thanh tra Sở xử phạt nghiêm, kiên quyết đối với những đơn vị không tuân thủ các quy định về đào và tái lập mặt đường, đình chỉ thi công đối với các vị trí vi phạm nhiều lần hoặc kiên quyết loại bỏ không cho tham gia thi công trên địa bàn thành phố đối với các công trình hạ tầng giao thông.
Nguyễn Trung Kiên- trungkien.gmc@gmail.com: Chúng tôi muốn biết, nếu khi đi đường,gặp tình trạng sụt lún trên mặt đường thì phải gọi số điện nào báo cho cơ quan chức năng biết, để giải quyết và khắc phục.
Đại diện Sở GTVT: Rất cảm ơn sự quan tâm của ông về vấn đề này. Khi phát hiện sự cố lún sụp xảy ra hoặc các bất cập về hạ tầng giao thông có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, đến tính mạng của người tham gia giao thông,...mong ông vui lòng gọi điện thoại đến số 08.38.222.777 (điện thoại nóng của Sở GTVT) để cung cấp thông tin nhằm giúp chúng tôi kịp thời khắc phục các sự cố về hạ tầng như nêu trên. Nguyễn Đắc Nghĩa - Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh: Hiện tượng sụt lún tại TPHCM trong thời gian gần đây nằm trong mùa mưa và triều cường ngập nước. Biện pháp và giải pháp xử lý, khắc phục như thế nào ? Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Thời gian vừa qua thành phố đã có triển khai rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề ngập lụt và thoát nước đô thị. Để giải thích vấn đề sụp lún cục bộ mặt đường xảy ra trong thời gian qua, chủ yếu phải tập trung vào rà soát và kiểm tra kỹ việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công công trình và tái lập kết cấu nền đường, mặt đường. Theo tôi, việc sụp lún cục bộ xảy ra tại những vị trí thi công lắp đặt hệ thống cống ngầm. Nguyên nhân chính do trong quá trình tái lập lại kết cấu nền đường chưa bảo đảm được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hoặc do tác động về chênh lệch của mực nước ngầm tạo ra những dòng chảy ngầm quanh khu vực hố móng làm dịch chuyển các lớp vật liệu nền đường, làm suy yếu khả năng chịu lực của nền đường dẫn đến sụp lún; cũng có thể do trong quá trình tái lập nền đường gây hư hỏng hệ thống ống cấp nước gây xói lở đất. Trước tình hình đó, biện pháp và giải pháp khắc phục cần lưu ý một số điểm chính sau đây: - Về kỹ thuật, thì tất cả các khâu liên quan đến công trình như thiết kế kỹ thuật đến quá trình thi công, giám sát, nghiệm thu cần phải được rà soát, thực hiện tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật một cách chặt chẽ. - Về mặt tổ chức quản lý công trình, cần phải có phân địch rõ trách nhiệm cụ thể của từng khâu. Đặc biệt phải xác định rõ những điều khoản trách nhiệm trong các hợp đồng tổ chức thực hiện xây dựng công trình. - Về lâu dài, thành phố đang thực hiện chương trình lớn đầu tư các công trình thủy lợi kiểm soát triều để giảm thiểu những tác động tiêu cực của vấn đề triều cường. Đối với những sự cố cụ thể vừa qua, cơ quan quản lý về các dự án liên quan cần có kiểm tra lại kỹ, xác định nguyên nhân chính xác và trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan. Từ đó xác định được đơn vị có trách nhiệm khắc phục sự cố công trình và phải thực hiện theo cơ chế ứng phó khẩn cấp để nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của xã hội và cuộc sống của nhân dân. Đại diện Sở GTVT: Hiện nay, trên tuyến Âu Cơ, Lũy Bán Bích thuộc địa bàn quận Tân Bình và Tân Phú đang triển khai thi công và cải tạo lắp đặt hệ thống thoát nước thuộc Ban Quản lý dự án Nâng cấp Đô thị làm chủ đầu tư. Việc thi công và tái lập mặt đường phải tuân thủ các quy định và đào và tái lập mặt đường do UBND thành phố ban hành nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn giao thông. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình trong quá trình thi công và hoàn thành cũng như bảo hành thuộc trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư công trình. Sau khi hết thời gian bảo hành, Khu Quản lý giao thông Đô thị số 1 sẽ phối hợp cùng chủ đầu tư để kiểm tra, tiến hành bàn giao tiếp nhận đưa vào quản lý khai thác Thu Phương - phuongthuth@yahoo.com: Cháu là một học sinh đã chứng kiến cảnh một xe taxi bị xụt vào hố lún trên đường Lê văn Sỹ mà phải đợi hơn 1 giờ mới thấy xe cứu hộ và cơ quan chức năng đến, vậy cháu muốn biết nếu gặp trường hợp tương tự thì phải gọi cho cơ qua chức năng nào và số điện thoại đường dây nóng là gì. cháu xin cảm ơn. Đại diện Sở GTVT: Xin cảm ơn Thu Phương. Khi bạn gặp sự cố như nêu trên hoặc các sự cố khác liên quan đến hạ tầng giao thông đô thị, vui lòng gọi điện thoại đến số điện thoại nóng của Sở GTVT số 08.38.222.777 để cung cấp thông tin nhằm giúp Sở GTVT nhanh chóng giải quyết hoặc chỉ đạo giải quyết các sự cố ảnh hưởng đến giao thông. Huy Trong - dnsphd@gmail.com: Hiện nay hệ thống ngầm rất phức tạp, các hệ thống ống cũ mới đan xen lẫn nhau… Vừa qua, TPHCM đã đầu tư hệ thống máy dò ngầm tìm sự cố, xin hỏi máy dò này có hiệu quả không? Đại diện Sở GTVT: Vừa qua Thành ủy và UBND TP đã có chủ trương đầu tư thêm hệ thống máy dò tìm công trình ngầm mới và hiện đại để tăng cường cho các máy hiện có nhằm kịp thời phát hiện sự cố, cụ thể như tìm điểm xì, bể ống nước,... Ngọc Tú - vungoctu19842000@yahoo.com: Chúng tôi là người dân thành phố mà cứ ra đường là nơm nớp lo sợ đủ thứ, nào là kẹt xe, nào là lô cốt, đào đường, giờ lại là sụt lún đường. Tôi không biết Sở Quy hoạch - kiến trúc sẽ có giải pháp gì để cải thiện tình hình này? Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Chúng tôi thông cảm với những mối quan tâm và lo toan của bạn. TPHCM đang trong giai đoạn tập trung đầu tư, sửa chữa, nâng cấp về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cơ bản, đặc biệt về giao thông, cấp nước, thoát nước và các tiện ích đô thị khác... nên không tránh khỏi việc ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động xã hội, rất cần được nhân dân ủng hộ và cùng chia sẻ. Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM là cơ quan chuyên môn giúp UBND TPHCM về lĩnh vực quy hoạch đô thị và kiến trúc. Hệ thống quy hoạch đô thị của TPHCM cũng đã cơ bản được xác lập, cập nhật bổ sung làm cơ sở định hướng cho đầu tư cải tạo phát triển đô thị, trong đó có thể hiện các thành phần hồ sơ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính. Câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính của thành phố trong điều kiện đất nước chúng ta còn rất nhiều khó khăn về sự chủ động nguồn vốn đầu tư, còn một số cơ chế chính sách bất cập. Ngoài ra trình độ tổ chức thi công, các trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật trong quá trình thi công còn nhiều hạn chế. UBND TPHCM cũng đặc biệt quan tâm, tổ chức chỉ đạo các sở - ngành, các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn thành phố để bảo đảm mục tiêu chất lượng và tiến độ công trình đồng thời phải bảo đảm duy trì và hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế - xã hội, đến đời sống dân sinh. Huy Trong - dnsphd@gmail.com: Hiện nay hệ thống ngầm rất phức tạp, các hệ thống ống cũ mới đan xen lẫn nhau… Vừa qua, TPHCM đã đầu tư hệ thống máy dò ngầm tìm sự cố, xin hỏi máy dò này có hiệu quả không? Đại diện Sở GTVT: Vừa qua Thành ủy và UBND TP đã có chủ trương đầu tư thêm hệ thống máy dò tìm công trình ngầm mới và hiện đại để tăng cường cho các máy hiện có nhằm kịp thời phát hiện sự cố, cụ thể như tìm điểm xì, bể ống nước,... Sao Vy - sa0vjsa01983@yahoo.com: .Tôi nghe nói tình trạng sụt lún tại TPHCM vẫn diễn ra hết sức phức tạp, nguyên nhân là do trong quá trình đào và lắp đặt các hệ thống công trình hạ tầng chưa đúng quy trình nên ảnh hưởng đến chất lượng; các công trình hiện hữu đang xuống cấp gây xì, bể; công tác kiểm tra, bảo hành không kịp thời, không đúng quy định… phải chăng là có sự bòn rút vật tư công trình ở đây? Tôi là 1 người dân ngày ngày đi làm trên đường nên luôn lo lắng không biết khi nào sẽ đến lượt mình rơi vào tình cảnh đó. Th.S Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch Thường trực Hội KHKT Xây dựng TPHCM: Trong mấy tháng qua, tình hình sụt lún xảy ra ở TPHCM hết sức phức tạp, hiện nay đã lên đến 31 hố, những ngưòi có trách nhiệm đã cảnh báo sẽ còn xảy ra nên người dân rất lo lắng. Bởi vì TPHCM ngày xưa là đầm lầy, ao hồ, sông rạch, qua nhiều thế hệ, ông cha ta đã lấp dần và đôn cao lên mới đuợc như ngày nay (chủ yếu là lấp bằng cát đen - đây là loại cát chịu nén rất tốt nhưng có nhược điểm là dễ trôi khi gặp nuớc). Khi có những dòng nuớc xì ra từ mạch nước ngầm hay từ các đuờng ống nuớc cát sẽ bị trôi và tạo thành hàm ếch bên dưới, đến khi có lực tác động mạnh lên thì sẽ gây ra hiện tuợng sụt lún. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có tác động của con người như: đào lắp ống thoát nuớc, cấp nuớc, cáp viễn thông... Và vấn đề này hoàn toàn có thể tránh được nếu như đơn vị thi công làm đúng quy trình kỹ thuật, đơn vị giám sát thường xuyên giám sát công trình, thường xuyên có mặt tại hiện trường, nhất là giai đoạn tái lập mặt đuờng người giám sát phải hết sức cẩn thận, kiểm tra đúng quy trình kỹ thuật, khi đạt yêu cầu mới cho lấp mặt đuờng. Truớc khi lắp lại thì cần tăng thêm 1 lớp màng địa chất, tuy tốn thêm ít tiền nhưng có thể làm cho nuớc qua được mà cát không bị trôi. Ngọc Ngân - ngan81la2@yahoo.com Hiện tượng sụt lún trong thời gian gần đây bao giờ sẽ được giải quyết để tình trạng này sẽ không còn xảy ra nữa? Đại diện Sở GTVT: Trước thực trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu được xây dựng qua nhiều thời kỳ đã và đang xuống cấp gây xì bể, lún sụp... công tác phối hợp giữa các đơn vị quản lý chuyên ngành với các ban Quản lỷ dự án, các chủ đầu tư và đơn vị thi công còn chậm, chưa đồng bộ... và một số nguyên nhân không thể kiểm soát được (thiếu thiết bị dò tìm để giám sát, phát hiện sự cố và tình trạng lún đất do khai thác nước ngầm, bê tông hóa mặt đất...) nên hiện tượng lún sụp mặt đường trong thời gian tới vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Sao Vy - sa0_0nline8x@yahoo.com: Là người tham gia giao thông ở TP.HCM, gần đây tình trạng sụt lún xảy ra khá nhiều gây lo ngại cho nhiều người. Tôi đề nghị các ban ngành liên quan phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các dấu hiệu nhận biết các đoạn đường sắp sụt lún để chúng tôi tránh. Th.S Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch Thường trực Hội KHKT Xây dựng TPHCM: Hiện nay, rất khó để nhận biết có hố rỗng bên dưới mặt đuờng nhựa hay không vì chỉ đến khi có lực tác động mạnh vào thì mặt đường mới bị sụt lún. Do đó, đơn vị thi công và giám sát phải có trách nhiệm và làm đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất luợng ngay từ đầu. Nguyen Nhut Minh - Minhnhut@gmail.com - Quận 8: Thưa ông An Phúc, những công trình vệ sinh môi truờng, thoát nuớc trong quá trình tái lập mặt đuờng thuờng đuợc thực hiện vào ban đêm, vậy liệu giám sát thi cộng có kiểm tra kỹ đuợc quy trình kỹ thuật tái lập nhằn bảo đảm sức chịu tải của mặt đuờng, không gây sụt lún? Đại diện Sở GTVT: Việc thi công đào và tái lập mặt đường của các công trình ngầm thì đơn vị tư vấn giám sát cũng như chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo các qui định định hiện hành cũng như các qui định về đào và tái lập mặt đường do UBNDTP ban hành. Do đó, việc thi công vào ban đêm hoặc ban ngày thì công tác kiểm tra, giám sát vẫn phải đảm bảo việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật thi công nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo các qui định định hiện hành cũng như các qui định về đào và tái lập mặt đường do UBNDTP ban hành. Huy Trọng - dnsphd@gmail.com: Theo như tôi tìm hiểu thì địa chất trên địa bàn TPHCM rất yếu, vậy công tác quy hoạch của thành phố thời gian tới đây có thể khắc phục được tình trạng này? Ông Nguyễn Tất Thắng, chuyên viên Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Trong quá trình lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đã có sự đánh giá rất cơ bản về khả năng quỹ đất phát triển đô thị trong đó có phần nội dung đánh giá cơ bản điều kiện thuận lợi, khó khăn về địa chất, thủy văn. Thành phố cũng đang có chương trình về lập hệ thống bản đồ địa chất thủy văn để làm cơ sở nghiên cứu, thiết kế quy hoạch đô thị, trong đó có tính đến khả năng phát triển hệ thống không gian, hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị một cách ổn định và bền vững. Ngoài ra, trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị cũng đặt ra yêu cầu đánh giá về hiện trạng và khả năng quỹ đất xây dựng. Việc này trong thời gian tới phải được đặc biệt chú trọng để phát triển không gian đô thị một cách hiệu quả nhất. Dung - TP.HCM: Vừa qua thành phố ta xảy ra hiện tượng lún và sụt nhiều nơi, vậy các nhà quản lý và khoa học có nhận định nguyên nhân gây ra?. Th.S Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch Thường trực Hội KHKT Xây dựng TPHCM: Thời gian gần đây do chúng ta phải làm hệ thống thoát nuớc và ngầm hóa một số công trình, trong lúc tái lập mặt đuờng do không cẩn thận nên xãy ra hiện tượng rò rĩ mạnh nước ngầm làm trôi cát, tạo thành hàm ếch, dẫn đến hiện tượng sụt lún. Đa số những nơi bị sụt lún đều do tác động của con người khi đào lấp các công trình nhưng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra còn những nơi không có tác động của con ngưòi nhưng vẫn bị sụt lún thì có khả năng là do đường ống cấp thoát nuớc bên dưới bị hư và rò rĩ trong lòng đất làm trôi cát. Điều này có thể tránh khỏi bằng những thiết bị dò ống nuớc hiện đại để sớm phát hiện và khắc phục các đường ống bị hư hại. Thanh Tùng - tungduongthanh@gmail.com: Việc để sụt lún mặt đường và hở nắp hố ga làm thiệt hại về người và tài sản người dân thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Mức độ xử lý như thế nào? Đại diện Sở GTVT: Vừa qua, UBND TP đã có chỉ đạo các chủ đầu tư đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, cũng như các đơn vị chủ quản các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu (cấp nước, thoát nước, cáp viễn thông, điện lực,...) phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng công trình, phát hiện, xử lý kịp thời và triệt để cac sự cố công trình ngầm gây lún súp mặt đường, cũng như các khiếm khuyết hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ khi xảy ra sự cố lún sụp phải khẩn trương khắc phục triệt để nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Nếu để xảy ra sự cố lún sụp mặt đường, chậm trễ xử lý, để xảy ra tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản thì các đơn vị nêu trên cũng như các đơn vị liên quan phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vũ Đức Trung - bombroker@yahoo.com: Tôi nhận thấy, sau khi thi công xong các công trình, việc tái lập mặt đường tại TP không theo một tiêu chuẩn nào, chỉ sau vài tuần là mặt đường lại tan nát. Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm việc này, hình thức chế tài ra sao? Th.S Phan Phùng Sanh, Phó chủ tịch Thường trực Hội KHKT Xây dựng TPHCM: Hiện nay, tại một số công trình, việc tái lập mặt đường sau thi công không những không làm cho con đường tốt hơn mà còn kém hơn trước, vấn đề này là do đơn vị thi công và giám sát chưa làm đúng trách nhiệm. Về vấn đề này, tôi có kiến nghị rằng khi thi công qua địa bàn của phường nào thì phường đó có cùng trách nhiệm giám sát thi công vì đây là mới là "chủ thật sự" của đoạn đường đó. Trong việc giám sát này, về kỹ thuật thì giám sát chuyên môn chịu trách nhiệm còn bên phường thì chịu trách nhiệm về vệ sinh, an ninh, độ bằng phẳng và các vấn đề có thể kiểm tra bằng mắt thường. Về chế tài, theo ý kiến của tôi, đơn vị thi công nếu như tự tái lập mà không có hội đồng nghiệm thu thì bạn thi công phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, trường hợp có hội đồng nghiệm thu thì bên nghiệm thu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm (bên nghiệm thu phải có cả giám sát và cơ quan chủ quản). Huy Trọng - dnsphd@gmail.com: Thành phố chủ trương mở rộng quy hoạch về phía đông là nơi nền đất rất yếu, đòi hỏi chi phí cao và trong dài hạn dễ xảy ra lún sụt. Trong thời gian tới, thành phố có tiếp tục chủ trương này không? Có giải pháp gì để giảm thiểu chi phí hạ tầng và đảm bảo không xảy ra lún sụt? Vì sao thành phố không quy hoạch mở rộng về hướng Nam - nơi có nề đất cứng, có thể giảm từ 25%-35% chi phí hạ tầng so với hướng Đông? Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Như phần trả lời bạn đọc Huy Trọng, trong quá trình lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2025, đã có sự đánh giá rất cơ bản về khả năng quỹ đất phát triển đô thị trong đó có phần nội dung đánh giá cơ bản điều kiện thuận lợi, khó khăn về địa chất, thủy văn. Ngoài ra trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06-1-2010) vẫn xác định hướng đông là một trong những hướng chính phát triển thành phố trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển không gian đô thị vùng TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Về các hướng phát triển chính của thành phố, bạn tham khảo chi tiết hơn tại Quyết định số 24/QĐ-TTg. Hoàng Nhan Khang - khangnhan@Yahoo.com.vn - Đà Lạt: Tôi xin hỏi, thành phố đặt hệ thống cống mới để thoát nước ra sông nhưng nếu trời mưa to và triều cường lên thì nước thoát đi đâu?. Vậy đào nát tất cả con đường để đặt hệ thống cống như Sở GTVT đã làm thì có hiệu quả chăng trong khi hệ lụy của nó thì ngay nhãn tiền: đường bị sụt lún? Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Để tìm giải pháp khắc phục trường hợp thời điểm tác động bất lợi giữa mưa to và triều cường, TPHCM đã có dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1547/QĐ-TTg) về quy hoạch thủy lợi chống ngập thành phố, trong đó một mục tiêu rất quan trọng cần phải đạt được là kiểm soát triều trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, với biên độ đỉnh triều trong các kênh rạch nội đồng được kiểm soát tối đa cao độ là 1 mét. Hệ thống cống được đầu tư như hiện nay và quy hoạch trong tương lai đảm nhiệm chức năng chính là thoát nước ra các kênh rạch đóng vai trò là nguồn xả cấp 1 đã được kiểm soát đỉnh triều. Khi dự án theo Quyết định 1547/QĐ-TTg được hoàn tất, sẽ phát huy hiệu quả và giải quyết cơ bản vấn đề ngập lụt do mưa và triều cường. >> Các vị trí sụt lún mặt đường tại TPHCM Buổi giao lưu đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn các vị khách mời và quý độc giả đã tham gia buổi giao lưu. SGGP Online
Nguyễn Anh Tư - Quận Tân Bình: Thưa ông! Hiện nay, trên các tuyến đường Âu Cơ và Lũy Bán Bích thuộc địa bàn quận Tân Bình và Tân Phú xuất hiện nhiều "lô cốt" để thi công lắp đặt ống thoát nước gây cản trở giao thông và hư hỏng mặt đường! Không biết khi thi công xong việc tái lập mặt đường có được thực hiện đúng như chỉ đạo của UBNDTP để đảm bảo mỹ quan công trình và an toàn trong giao thông? Ai sẽ tiến hành hậu kiểm như quy định?