Syria cần giải pháp chính trị

Cuộc ngừng bắn ở Syria chính thức đổ vỡ sau nỗ lực của đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Ảrập Lakhda Brahimi. Cuộc nội chiến Syria lại tiếp tục với số thương vong mỗi ngày hơn 100 người. Ngay khi lệnh ngừng bắn được công bố, người ta đã thấy tính chất mong manh của nó khi nhiều nhóm đối lập không tham gia ngừng bắn và Chính phủ Syria bảo lưu quyền trả đũa trong trường hợp có nhóm nào đấy phá vỡ lệnh ngừng bắn.

Cuộc ngừng bắn ở Syria chính thức đổ vỡ sau nỗ lực của đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Ảrập Lakhda Brahimi. Cuộc nội chiến Syria lại tiếp tục với số thương vong mỗi ngày hơn 100 người. Ngay khi lệnh ngừng bắn được công bố, người ta đã thấy tính chất mong manh của nó khi nhiều nhóm đối lập không tham gia ngừng bắn và Chính phủ Syria bảo lưu quyền trả đũa trong trường hợp có nhóm nào đấy phá vỡ lệnh ngừng bắn.

Tổng cộng đã có hơn 35.000 người thiệt mạng trong 19 tháng giao tranh vừa qua. Các tờ báo Mỹ đều chung nhận định rằng khó có khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Syria khi đương kim Tổng thống Barack Obama đang dẫn điểm và chỉ còn 8 ngày nữa là đến ngày bầu cử tổng thống.

Nếu như cách đây vài tháng Mỹ và các nước phương Tây rất nóng lòng với Hội đồng Bảo an LHQ nhằm thông qua một kế hoạch quân sự lật đổ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Al Assad  thì nay họ phải suy nghĩ lại. Lật đổ Tổng thống Al Assad là điều nằm trong tầm tay nhưng vấn đề ổn định Syria mới đáng sợ. Diễn biến tại Syria cho thấy vấn đề ngày càng phức tạp với quá nhiều phe phái, xung đột quyền lợi với nhau, chưa kể là mạng lưới khủng bố Al-Qaeda lợi dụng tình hình xâm nhập vào lực lượng đối lập Syria. Điều đó sẽ khiến phương Tây đặt lại câu hỏi liệu họ có thể áp đặt đường lối cho chính phủ mới của Syria sau này hay không?

Một Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ lực lượng đối lập Syria bất kể đó là ai cho thấy cũng đang lăm le muốn cài đặt lại ảnh hưởng của mình đối với khu vực. Với Iraq, điều bất ngờ là Washington lo ngại Baghdad trở thành nơi trung chuyển khí tài cho chính phủ Tổng thống Syria Assad. Lý do đơn giản vì giới lãnh đạo Iraq đa số là người Hồi giáo Shiite và Tổng thống Syria Assad là người Hồi giáo Alawites, một nhánh của người Hồi giáo Shiite chiếm thiểu số ở Syria. Trong khi đó, lực lượng đối lập ở Syria là người Hồi giáo dòng Sunni.

Trong vòng một tháng qua, dưới áp lực của Mỹ, Iraq phải buộc 2 chuyến bay của Iran qua không phận Iraq hạ cánh xuống Iraq kiểm tra vì nghi ngờ chở vũ khí sang Syria giúp ông Assad.  Lebanon cũng bị chia rẽ do một bên ủng hộ lực lượng đối lập, một bên ủng hộ Chính phủ Syria mà nguồn gốc chính vẫn là giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite, trong đó nhóm Hezbollah của người Shiite từ lâu là đồng minh của Tổng thống Syria Al Assad.

Ở một khía cạnh khác, Nga và Trung Quốc bằng mọi giá không muốn phương Tây can thiệp vào Syria. Thứ nhất là vì ở Syria vẫn còn nhiều quyền lợi về quân sự và kinh tế của Nga và Trung Quốc. Thứ hai, lớn hơn, chính là việc Nga lo ngại tình trạng vô chính phủ ở Syria sẽ lan sang Iran và các nước Trung Á thân Nga và sâu xa hơn nữa nó sẽ kích hoạt một làn sóng khủng bố ở Tresnia. 

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời nhà ngoại giao Nga Veniamin Popov cho rằng thế giới Ảrập bắt đầu hiểu và đánh giá đúng quan điểm của Nga về Syria. Iraq, Lebanon, Ai Cập, Jordan đã phát biểu ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng. Một hội nghị về Syria mới đây ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không có những lời chỉ trích quan điểm của Nga. Nhiều người hiểu rằng cần phải đạt được một giải pháp chính trị, họ hiểu rằng trong vấn đề này không thể thiếu Nga và Trung Quốc. Họ cũng hiểu rằng tương quan lực lượng thế giới đang thay đổi.

Thụy Vũ

Tin cùng chuyên mục