Thách thức hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu sang Hàn Quốc

(SGGP).- Ngày 21-5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công thương, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): Nội dung cam kết - Tác động tới doanh nghiệp Việt Nam”.

(SGGP).- Ngày 21-5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công thương, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): Nội dung cam kết - Tác động tới doanh nghiệp Việt Nam”.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI), VKFTA là tương đối đặc biệt không chỉ là FTA thế hệ mới đầu tiên mà còn vì hiệp định này đóng vai trò như bước chuyển giao, chuyển tiếp các FTA cũ truyền thống với các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, FTA Việt Nam - EU. Nếu làm tốt bước chuyển của VKFTA thì sẽ hy vọng tận dụng tốt các hiệp định bậc cao hơn sau này.

Ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), VKFTA mang lại nhiều cơ hội cho xuất nhập khẩu của Việt Nam, khi Việt Nam xuất khẩu được nhiều mặt hàng có lợi thế như nông sản, dệt may… và nhập khẩu nguyên liệu cần cho sản xuất. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang Hàn Quốc, doanh nghiệp cần chú ý đến hàng rào kỹ thuật. Hàn Quốc có những quy định phức tạp về kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản như: yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lý tại chỗ, thủ tục đánh giá rủi ro quá dài; chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao; thị hiếu tiêu dùng luôn thay đổi… Một ví dụ rõ nhất là thanh long, xoài phải mất 4-5 năm mới xuất khẩu được vào Hàn Quốc. Đó chỉ là thủ tục chứ chưa nói đến cạnh tranh được hay không. Tuy nhiên, ông Tuyên cũng cho biết, với VKFTA, sẽ có quy chế để hai bên ngồi lại với nhau bàn thảo và tháo gỡ khó khăn về xuất khẩu trong tương lai.

NGỌC QUANG

Tin cùng chuyên mục