Thế giới đang ở “đêm trước khủng hoảng”?

Ngày 27-9, sau khi châu Âu thất bại trong việc thuyết phục Đức tăng nguồn tài chính giúp giải quyết khủng hoảng nợ công, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo nợ công châu Âu đang làm thế giới hoảng sợ và chỉ trích châu Âu đã không có những giải pháp triệt để đối phó với những thách thức đối với hệ thống ngân hàng. Thế nhưng, trước đó, các chuyên gia kinh tế châu Âu nhận định các gói kích thích kinh tế của Mỹ làm kinh tế thế giới có nguy cơ tồi tệ hơn.
Thế giới đang ở “đêm trước khủng hoảng”?

Ngày 27-9, sau khi châu Âu thất bại trong việc thuyết phục Đức tăng nguồn tài chính giúp giải quyết khủng hoảng nợ công, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo nợ công châu Âu đang làm thế giới hoảng sợ và chỉ trích châu Âu đã không có những giải pháp triệt để đối phó với những thách thức đối với hệ thống ngân hàng. Thế nhưng, trước đó, các chuyên gia kinh tế châu Âu nhận định các gói kích thích kinh tế của Mỹ làm kinh tế thế giới có nguy cơ tồi tệ hơn.

  • Châu Âu vẫn chưa có lối thoát

Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp ở Đức ngày 27-9, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khẳng định, Hy Lạp đã nỗ lực hết sức để vượt qua khủng hoảng và các nước hãy thôi chỉ trích Hy Lạp mà hãy nhìn thấy những hy sinh mà nhân dân nước này đang trải qua. Trong khi đó, Hy Lạp và khu vực đồng euro (Eurozone) đang đối mặt với 1 tuần đầy thử thách khi các chuyên gia Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bắt đầu nối lại kế hoạch kiểm toán tài chính đối với Hy Lạp để khẳng định, liệu quốc gia này có thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công hay không sau khi các cuộc họp của IMF và nhóm các nền kinh tế mới nổi (G20) kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào.

Tuyến xe buýt tại thủ đô Athens, trước tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ngưng hoạt động ngày 27-9 do cuộc đình công của ngành giao thông phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ.

Tuyến xe buýt tại thủ đô Athens, trước tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ngưng hoạt động ngày 27-9 do cuộc đình công của ngành giao thông phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ.

Tình hình nguy hiểm hơn khi IMF khẳng định, nhu cầu của các nước EU đối với nguồn tài chính từ IMF đã tăng đột biến và “thực lực” của IMF có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu trên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu từ chối mua trái phiếu chính phủ các quốc gia trong vùng nguy cơ khủng hoảng (do lo ngại vai trò giữ lạm phát trong tầm kiểm soát bị ảnh hưởng).

Trong bối cảnh nguy cơ vỡ nợ đang rình rập Hy Lạp, ngày 27-9, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi tuyên bố quốc gia này có khả năng sẽ chia sẻ một phần gánh nặng liên quan tới tiến trình hỗ trợ Hy Lạp, giúp châu Âu sắp xếp một kế hoạch hợp lý để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, lời hứa của Nhật Bản dường như chưa thể giải tỏa được tâm trạng “thế giới đang ở đêm trước của khủng hoảng” (nhận định của một chuyên gia tài chính trên tờ Bloomberg), khi mà cả châu Âu và Mỹ vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải tự thân giải quyết.

  • Mỹ “lực bất tòng tâm”

Cùng ngày, với 79 phiếu thuận và 12 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa thuận vào phút chót tạm cấp tiền cho phép chính phủ duy trì hoạt động trong vòng 6 tuần, đến ngày 4-10, thời điểm bắt đầu tài khóa mới. Tuy nhiên, thỏa thuận này không cấp bất kể một khoản tiền trực tiếp nào cho quỹ của Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) hiện đang cạn kiệt ngân quỹ.

Trong khi đó, theo số liệu mới nhất do Viện Thăm dò dư luận Gallup công bố ngày 27-9, hiện tỷ lệ người Mỹ không tin tưởng vào quốc hội đã tăng lên đến 69% so với 63% trong cuộc thăm dò tiến hành năm 2010. Trong khi đó, 57% số người dân Mỹ cũng bày tỏ ít hoặc không tin tưởng vào khả năng giải quyết các vấn đề trong nước của chính phủ.

Theo Bloomberg, từ tháng 5 tới nay, nỗi lo khủng hoảng nợ công châu Âu và nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ đã cuốn phăng 10.000 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán thế giới. Ngày 27-9, giá vàng tiếp tục giảm xuống còn 1.594,8 USD/ounce, đánh dấu phiên giảm giá thứ tư liên tiếp trong bối cảnh giới đầu tư vội vã chuyển sang nắm giữ tiền mặt do khó khăn về thanh khoản bắt nguồn từ những khoản lỗ lớn của các tài sản khác.

Trước tình hình này, Hàn Quốc tuyên bố sẽ bán USD để ngăn đồng won mất giá sau những biện pháp can thiệp trước đó. Đây là quốc gia mới nổi gần nhất cam kết ngăn đồng tiền hạ giá sau khi Brazil tuyên bố sẽ ngăn đồng tiền tiếp tục hạ giá trong bối cảnh rủi ro khủng hoảng tài chính toàn cầu tăng lên. Còn Bộ Tài chính Nhật ngày 26-9 cũng khẳng định ưu tiên của chính phủ Nhật sẽ là kiềm chế giảm phát, do vậy Nhật không thể hạn chế đồng tiền tăng giá như Thụy Sỹ đã làm. 

HẠNH CHI (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục