Thế hệ doanh nhân mới Nhật Bản

Thứ tư hàng tuần, quán bar Nomad New’s Base ở trung tâm thủ đô Tokyo trở thành nơi “hẹn hò tốc độ”. Sự kiện này tập trung nhiều người trẻ, nhưng không phải họ đến tìm kiếm sự thư giãn mà đơn giản chỉ muốn gặp gỡ những người cùng chí hướng trong lĩnh vực công nghệ.

Thứ tư hàng tuần, quán bar Nomad New’s Base ở trung tâm thủ đô Tokyo trở thành nơi “hẹn hò tốc độ”. Sự kiện này tập trung nhiều người trẻ, nhưng không phải họ đến tìm kiếm sự thư giãn mà đơn giản chỉ muốn gặp gỡ những người cùng chí hướng trong lĩnh vực công nghệ.

Nhật Bản thực sự rất cần truyền máu kinh doanh. Với nền kinh tế tăng trưởng chậm và dân số già nua, lần đầu tiền trong bảng xếp hạng về phát minh toàn cầu mới đây của LHQ, nước này đã bị đánh tụt từ vị trí 20 xuống vị trí 25. Rõ ràng trong những năm qua, các hãng điện tử lớn của Nhật Bản đã không hề có một phát minh tiến bộ nào.

Từ sản phẩm tivi đến điện thoại thông minh đều bị các đối thủ nước ngoài qua mặt về công nghệ, ứng dụng trong đời sống lẫn giá cả. Hồi tháng 8 vừa qua, khi Panasonic giới thiệu chiếc máy giặt được điều khiển từ điện thoại thông minh giá 4.500 USD, cộng đồng công nghệ Nhật đã chê bai trên diễn đàn: “Phải chăng Panasonic đang mất dần phương hướng”.

Khi các ông trùm như Sony và Panasonic tiếp tục ngập ngừng, thì một thế hệ mới các doanh nhân công nghệ Nhật Bản đang tăng tốc đầu tư trong lĩnh vực này. Mặc dù thành công qua các con số còn nhỏ nếu so với đồng nghiệp ở Mỹ, nhưng họ đang chuyển mạnh sang xây dựng những “vườn ươm công nghệ” và thậm chí mạnh dạn nhận tài trợ từ các đối tác ở thung lũng Silicon.

Hiro Maeda, 26 tuổi, sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Bucknell ở bang Pennsylvania và trải qua nhiều lần thử việc ở Mỹ, trở về Nhật để thành lập Open Network Lab, một “vườn ươm tài năng công nghệ” ở Tokyo. Open Network Lab đã mở 5 vòng tuyển dụng kỹ sư kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2010 và đã nhận được gần 100 đơn xin việc trong vòng tuyển dụng mới nhất trong năm nay - hơn gấp đôi số năm ngoái. Phòng thí nghiệm này chỉ cung cấp kinh phí ban đầu, không gian và tư vấn.

Từ đây, những nhân viên ưu tú như Satoshi Sugie, Junpei Naito, Muneaki Fukuoka và Hiroshi Kurita chỉ là một số trong rất nhiều người chấp nhận từ bỏ những vị trí được trọng vọng tại Nissan, Sony, Olympus và Dentsu để được thỏa sức sáng tạo tại Whill, nơi họ chế tạo một thiết bị kẹp vào xe lăn để biến chúng thành xe điện. Sau khi xuất hiện tại triển lãm Tokyo Motor Show năm ngoái, họ đang tràn ngập chồng đơn đặt hàng từ trong nước, châu Âu và Mỹ.

Tuần tới, công ty sẽ công bố thương hiệu mới cho sản phẩm này. Cùng với Whill, những Gengo, PeaTiX, Social Luch… đều là những doanh nghiệp do chính những người từng là kỹ sư tại các tập đoàn công nghệ lớn nhảy ra ngoài thành lập và gặt hái được thành công ngay từ bước đầu. Theo Trung tâm kinh doanh đầu tư có trụ sở ở Tokyo, giá trị đầu tư của 50 công ty liên doanh kinh doanh công nghệ mới thành lập đã tăng lên đến 24,6 tỷ yen (316 triệu USD) trong năm 2011, tăng 35% so với năm trước.

Nhưng theo Công ty kiểm toán Ernst & Young, đó chỉ là một phần rất nhỏ của 12,6 tỷ USD tiền tài trợ từ đối tác ở thung lũng Silicon. Người trẻ ở Nhật đã có những thay đổi, thoát ly từ cỗ máy già nua, mạnh dạn hơn trong phát minh và táo bạo hơn trong kinh doanh.

Hạnh Chi

Tin cùng chuyên mục