Thể thao Việt Nam tại Asiad 16: Nặng số lượng, nhẹ chất lượng

Trước ngày cuối cùng của Asiad, Việt Nam có tổng số huy chương vượt xa so với Asiad 15 (32 so với 23), gần 17 HCB, cao thứ nhì nếu tính từ đoàn Iran (hạng 4) trở xuống. Nếu có chút may mắn, một số HCB đó có thể chuyển màu, hoàn thành mục tiêu đạt 4-6 HCV.
Thể thao Việt Nam tại Asiad 16: Nặng số lượng, nhẹ chất lượng

Trước ngày cuối cùng của Asiad, Việt Nam có tổng số huy chương vượt xa so với Asiad 15 (32 so với 23), gần 17 HCB, cao thứ nhì nếu tính từ đoàn Iran (hạng 4) trở xuống. Nếu có chút may mắn, một số HCB đó có thể chuyển màu, hoàn thành mục tiêu đạt 4-6 HCV.

  • Thành tích... đối đầu số lượng!

1/3 trong tổng số HCB đó đến từ các trận chung kết mà Việt Nam phải thi đấu với các VĐV chủ nhà Trung Quốc, nên đã nắm chắc phần thua. Như HCB ở môn cờ tướng, rowing, 3 HCB môn wushu hay HCB của Vũ Nguyệt Ánh môn karatedo. Trung Quốc là nền thể thao số 1 châu Á và họ gần như không bỏ sót chiếc HCV nào nếu VĐV của mình lọt vào trận chung kết.

Lê Bích Phương (phải) đoạt Huy chương Vàng duy nhất của đoàn thể thao Việt Nam tham dự Asiad 16. Ảnh: HOÀNG CHÂU

Lê Bích Phương (phải) đoạt Huy chương Vàng duy nhất của đoàn thể thao Việt Nam tham dự Asiad 16. Ảnh: HOÀNG CHÂU

Điều đáng chú ý là số HCB của Việt Nam đến từ 9 môn thi đấu. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Malaysia (9 HCV, 17 HCB) là có số môn đoạt huy chương cao hơn chúng ta mà thôi. Công bằng mà nói, dù không hoàn thành chỉ tiêu vàng nhưng với số lượng HCB đạt được, đoàn thể thao Việt Nam đã có một kỳ Asiad không đến nỗi nào với những thành tích đặc biệt tại môn điền kinh, rowing, vật tự do cũng như sự trải rộng huy chương ở nhiều môn.

Tại Busan 2002, với 125 VĐV và thi đấu chỉ 16 môn nhưng Việt Nam có 4 HCV, 7 HCB. Đến Doha 2006, với 247 VĐV thi đấu ở 25 môn, Việt Nam chỉ có 3 HCV và 13 HCB. Tại Quảng Châu lần này, cử 267 VĐV và tranh tài ở 26 môn nhưng thành tích của chúng ta không tăng hơn trước khi chỉ có 1 HCV và 17 HCB. Với các con số trên, có thể thấy thành tích không tương quan với số lượng.

Việc chúng ta tham dự kỳ Asiad này đông đảo như vậy cũng không khó hiểu. Thứ nhất là do điều kiện di chuyển dễ dàng, ít tốn kém. Thứ hai, đây là Asiad có số môn thi đấu nhiều nhất với 42 môn. Với những nhà quản lý thể thao, đây là cơ hội quý để đưa VĐV đi thi đấu cọ xát và nâng tầm đẳng cấp.

Vũ Thị Hương đoạt 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương đồng môn điền kinh.

Vũ Thị Hương đoạt 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương đồng môn điền kinh.

Nhưng không thể nói như vậy để giải thích việc chúng ta cử VĐV đi nhiều nhưng thành tích lại giậm chân tại chỗ. Không thể lấy Asiad làm nơi cọ xát cho các VĐV ở những môn không có khả năng tranh chấp huy chương. Lý do là giữa các kỳ Asiad cách nhau đến 4 năm, người tham gia đại hội lần này chưa chắc tham gia lần sau. Nếu nói đây là bài kiểm tra cho SEA Games diễn ra vào năm 2011 cũng không đúng bởi còn đến 1 năm nữa SEA Games 2011 mới diễn ra.

Các nhà quản lý thể thao Việt Nam lâu nay cứ hay nhập nhằng tính toán việc lấy thành tích giữa SEA Games và Asiad. Cần phải thấy rằng, Asiad là sân chơi tiệm cận với trình độ thế giới còn SEA Games có quá nhiều môn mang tính cục bộ.

Từ Asiad 2002 đến nay, số môn đặt mục tiêu vàng của Việt Nam cũng chỉ quanh quẩn từ billiard đến cầu mây, karatedo chứ không phát sinh môn mới. Trong khi đó, không thiếu những môn mà Asiad còn có đẳng cấp cao hơn Olympic lại phù hợp với thể trạng của người Việt Nam như cầu lông, bóng bàn, judo, taekwondo… lại không được cải thiện thành tích. Ở đây, chỉ nói đến vấn đề cải thiện chứ chưa bàn đến chuyện đoạt huy chương màu gì.

Trương Thanh Hằng đem vinh quang về cho điền kinh Việt Nam với 2 chiếc HCB. Ảnh: QUANG MINH

Trương Thanh Hằng đem vinh quang về cho điền kinh Việt Nam với 2 chiếc HCB. Ảnh: QUANG MINH

  • Hậu quả đầu tư dàn trải

Đã không mở rộng được số môn có khả năng tranh chấp nhưng lại dàn trải cho quá nhiều môn để thi đấu là thực tế của đoàn thể thao Việt Nam tại Asiad 16. Vì thiếu sự tập trung nên suốt năm 2010, điền kinh rất ít được thi đấu đỉnh cao. Cả Trương Thanh Hằng và Vũ Thị Hương chỉ được dự 2 giải quốc tế. Điều đáng nói là qua từng giải như vậy, thành tích của họ cũng tiến bộ và đến Asiad 16, cả 2 đều có các thông số tốt nhất của mình.

Nói cách khác, nếu được thi đấu nhiều hơn, họ còn có khả năng cải thiện khả năng của mình hơn. Sự thành công của điền kinh, rowing… cho thấy, nếu chúng ta tập trung và quyết tâm đầu tư trọng điểm, những môn khó vẫn có thể gặt hái thành tích.

Chúng tôi rất ấn tượng với cách mà ông Dương Đức Thủy, Trưởng đoàn điền kinh trả lời phỏng vấn ngay khi vừa sang Trung Quốc. Ông Thủy tự tin khi cho rằng đội của ông chẳng cần phải làm quen sân nhiều, chỉ cần duy trì phong độ chắc chắn sẽ thi đấu tốt.

Ông Thủy tự tin như vậy vì môn của ông được thể hiện bằng các con số và nỗ lực cá nhân chứ không như một vài môn thể thao khác. Thay vì nỗ lực luyện tập vượt qua chính mình, chúng ta chỉ ngồi tại chỗ mà chờ đợi, hy vọng tránh được đội này, đội kia ở trận chung kết! 

VIỆT QUANG

Tin cùng chuyên mục