Với khẩu hiệu của nước chủ tịch luân phiên EU nhiệm kỳ này là “thống nhất làm nên sức mạnh”, Bulgaria cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như ngân sách EU sau năm 2020, cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tăng cường hợp tác về quốc phòng, cải cách các thể chế châu Âu hậu Brexit (Anh rời khỏi EU) cũng như hướng tới thị trường số chung của châu Âu…
Trong đó, Bulgaria mong muốn sẽ trở thành cầu nối Đông và Tây Âu, để có thể đạt thỏa thuận trên nhiều vấn đề nóng hiện nay, trong đó có giải quyết vấn đề người di cư. Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov bày tỏ mong muốn thúc đẩy cải thiện mối quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia láng giềng quan trọng với 259km đường biên giới chung. Ông Borissov nhấn mạnh EU phải giữ được thỏa thuận về người nhập cư ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016, vốn cho phép giảm đáng kể làn sóng người di cư từ Trung Đông vào châu Âu, trong đó Bulgaria là một cửa ngõ quan trọng.
Trái ngược với các nước thuộc khối Visegrad (Ba Lan, Czech, Hungary và Slovakia), Bulgaria không phản đối chính sách của EU về tái phân bổ người di cư. Trong bối cảnh EU vẫn đang phải đối mặt với các thách thức, trong đó có sự chia rẽ xung quanh giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư hay Brexit, Bulgaria đặt quyết tâm điều phối, kết nối các nước thành viên để có được tiếng nói và hành động chung, thay vì giải quyết ở tầm quốc gia riêng lẻ hay một nhóm nước nào đó. Tiếp nối Estonia, Bulgaria cũng sẽ khởi động vòng đàm phán của các lãnh đạo EU với nước Anh về một giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit cũng như khuôn khổ tương lai mối quan hệ thương mại giữa 2 bên. Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov trước đó từng tuyên bố, Brexit là một cơ hội để EU mở rộng và chào đón những nước ở khu vực Tây Balkan (Macedonia, Montenegro, Albania, Serbia, Kosovo và Bosnia-Herzegovina) trở thành các thành viên mới của khối vì “đây là khu vực với nguồn nhân lực tuyệt vời”.
Tuy nhiên, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường chính trị châu Âu với sự trỗi dậy của phe cánh hữu và dân túy cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với Bulgaria, nếu quốc gia này muốn hướng tới tạo sự ổn định cho châu lục trong nhiệm kỳ của mình. Ngay đại diện Bulgaria bên cạnh EU Ognian Zlatev cũng thừa nhận chương trình nghị sự năm tới được cho là rất nặng nề, một phần nguyên nhân là do 2018 cũng là năm cuối nhiệm kỳ của Ủy ban châu Âu trước khi diễn ra các cuộc bầu cử vào năm 2019. Kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội tại Đức, Pháp, Áo, Czech.. trong năm qua đã cho thấy xu hướng trỗi dậy của phe cánh hữu và dự đoán còn tiếp tục trong năm 2018 với cuộc bầu cử Quốc hội tại Hungary và Italia diễn ra vào đầu năm.
Ngoài giúp EU hóa giải những vấn đề gai góc mà khối đang phải đối mặt, Bulgaria cũng rất kỳ vọng vào nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên đầu tiên của mình để có thể cải thiện hình ảnh đất nước. Là thành viên nghèo nhất trong khối, Bulgaria gia nhập EU năm 2007 và đang nỗ lực thuyết phục EU rằng đất nước này xứng đáng được hội nhập vào khối tự do đi lại Schengen và trong dài hạn là Eurozone.
Trong đó, Bulgaria mong muốn sẽ trở thành cầu nối Đông và Tây Âu, để có thể đạt thỏa thuận trên nhiều vấn đề nóng hiện nay, trong đó có giải quyết vấn đề người di cư. Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov bày tỏ mong muốn thúc đẩy cải thiện mối quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia láng giềng quan trọng với 259km đường biên giới chung. Ông Borissov nhấn mạnh EU phải giữ được thỏa thuận về người nhập cư ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016, vốn cho phép giảm đáng kể làn sóng người di cư từ Trung Đông vào châu Âu, trong đó Bulgaria là một cửa ngõ quan trọng.
Trái ngược với các nước thuộc khối Visegrad (Ba Lan, Czech, Hungary và Slovakia), Bulgaria không phản đối chính sách của EU về tái phân bổ người di cư. Trong bối cảnh EU vẫn đang phải đối mặt với các thách thức, trong đó có sự chia rẽ xung quanh giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư hay Brexit, Bulgaria đặt quyết tâm điều phối, kết nối các nước thành viên để có được tiếng nói và hành động chung, thay vì giải quyết ở tầm quốc gia riêng lẻ hay một nhóm nước nào đó. Tiếp nối Estonia, Bulgaria cũng sẽ khởi động vòng đàm phán của các lãnh đạo EU với nước Anh về một giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit cũng như khuôn khổ tương lai mối quan hệ thương mại giữa 2 bên. Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov trước đó từng tuyên bố, Brexit là một cơ hội để EU mở rộng và chào đón những nước ở khu vực Tây Balkan (Macedonia, Montenegro, Albania, Serbia, Kosovo và Bosnia-Herzegovina) trở thành các thành viên mới của khối vì “đây là khu vực với nguồn nhân lực tuyệt vời”.
Tuy nhiên, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường chính trị châu Âu với sự trỗi dậy của phe cánh hữu và dân túy cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với Bulgaria, nếu quốc gia này muốn hướng tới tạo sự ổn định cho châu lục trong nhiệm kỳ của mình. Ngay đại diện Bulgaria bên cạnh EU Ognian Zlatev cũng thừa nhận chương trình nghị sự năm tới được cho là rất nặng nề, một phần nguyên nhân là do 2018 cũng là năm cuối nhiệm kỳ của Ủy ban châu Âu trước khi diễn ra các cuộc bầu cử vào năm 2019. Kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội tại Đức, Pháp, Áo, Czech.. trong năm qua đã cho thấy xu hướng trỗi dậy của phe cánh hữu và dự đoán còn tiếp tục trong năm 2018 với cuộc bầu cử Quốc hội tại Hungary và Italia diễn ra vào đầu năm.
Ngoài giúp EU hóa giải những vấn đề gai góc mà khối đang phải đối mặt, Bulgaria cũng rất kỳ vọng vào nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên đầu tiên của mình để có thể cải thiện hình ảnh đất nước. Là thành viên nghèo nhất trong khối, Bulgaria gia nhập EU năm 2007 và đang nỗ lực thuyết phục EU rằng đất nước này xứng đáng được hội nhập vào khối tự do đi lại Schengen và trong dài hạn là Eurozone.