Thu hẹp khoảng cách phát triển
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Campuchia Prak Sokhonn cùng chủ trì hội nghị. Cuộc họp tập trung vào tương lai hợp tác Mekong - Lan Thương với việc xem xét kế hoạch hành động 5 năm 2018 - 2022, bước chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương lần thứ 2 diễn ra tại Campuchia vào tháng 1-2018.
Theo TTXVN, về hợp tác thời gian tới, các bộ trưởng nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN. Các bộ trưởng nhất trí thông qua danh sách dự án nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ đặc biệt MLC, tăng cường trao đổi thông tin giữa các đầu mối quốc gia trong triển khai các hoạt động hợp tác MLC.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ghi nhận những kết quả nổi bật của hợp tác MLC trong 2 năm qua, đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc và sự tham gia chủ động tích cực của các nước Mekong. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam cả trong quá trình xây dựng cơ chế hoạt động cũng như đề xuất các ý tưởng, dự án hợp tác thiết thực và phản ánh nhu cầu chung của các nước thành viên.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhân dịp dự hội nghị. Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2017 với việc lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai Nhà nước sang thăm lẫn nhau trong cùng một năm, đã thể hiện sự coi trọng phát triển quan hệ của hai Đảng, hai nước.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng ghi nhận các kết quả tích cực gần đây trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN - Trung Quốc; đề nghị ASEAN và Trung Quốc sớm đi vào thảo luận các nội dung thực chất của COC cũng như triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh tại biển Đông.
Tăng cường cơ chế hợp tác
Cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương được hình thành từ tháng 11-2015 và hội nghị đầu tiên của các nhà lãnh đạo được tổ chức vào tháng 3-2016 tại Hải Nam, Trung Quốc. Sự ra đời của hợp tác Mekong - Lan Thương khẳng định cam kết của 6 nước ven sông Mekong cùng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của tiểu vùng Mekong và khu vực; đóng góp tích cực cho hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Với mong muốn thúc đẩy cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của tiểu vùng Mekong, Việt Nam đã chủ động, tham gia và có những đóng góp tích cực về cơ chế, lĩnh vực hợp tác trọng tâm… ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hình thành cơ chế. Việt Nam cũng đã đề xuất một số dự án thiết thực, phù hợp với ưu tiên của hợp tác Mekong - Lan Thương.
Hợp tác Mekong - Lan Thương hiện đang tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên, gồm kết nối, năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế xuyên biên giới, nguồn tài nguyên nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Campuchia Prak Sokhonn cùng chủ trì hội nghị. Cuộc họp tập trung vào tương lai hợp tác Mekong - Lan Thương với việc xem xét kế hoạch hành động 5 năm 2018 - 2022, bước chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương lần thứ 2 diễn ra tại Campuchia vào tháng 1-2018.
Theo TTXVN, về hợp tác thời gian tới, các bộ trưởng nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN. Các bộ trưởng nhất trí thông qua danh sách dự án nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ đặc biệt MLC, tăng cường trao đổi thông tin giữa các đầu mối quốc gia trong triển khai các hoạt động hợp tác MLC.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ghi nhận những kết quả nổi bật của hợp tác MLC trong 2 năm qua, đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc và sự tham gia chủ động tích cực của các nước Mekong. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam cả trong quá trình xây dựng cơ chế hoạt động cũng như đề xuất các ý tưởng, dự án hợp tác thiết thực và phản ánh nhu cầu chung của các nước thành viên.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhân dịp dự hội nghị. Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2017 với việc lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai Nhà nước sang thăm lẫn nhau trong cùng một năm, đã thể hiện sự coi trọng phát triển quan hệ của hai Đảng, hai nước.
Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng ghi nhận các kết quả tích cực gần đây trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) giữa ASEAN - Trung Quốc; đề nghị ASEAN và Trung Quốc sớm đi vào thảo luận các nội dung thực chất của COC cũng như triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh tại biển Đông.
Tăng cường cơ chế hợp tác
Cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương được hình thành từ tháng 11-2015 và hội nghị đầu tiên của các nhà lãnh đạo được tổ chức vào tháng 3-2016 tại Hải Nam, Trung Quốc. Sự ra đời của hợp tác Mekong - Lan Thương khẳng định cam kết của 6 nước ven sông Mekong cùng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của tiểu vùng Mekong và khu vực; đóng góp tích cực cho hợp tác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Với mong muốn thúc đẩy cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của tiểu vùng Mekong, Việt Nam đã chủ động, tham gia và có những đóng góp tích cực về cơ chế, lĩnh vực hợp tác trọng tâm… ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hình thành cơ chế. Việt Nam cũng đã đề xuất một số dự án thiết thực, phù hợp với ưu tiên của hợp tác Mekong - Lan Thương.
Hợp tác Mekong - Lan Thương hiện đang tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên, gồm kết nối, năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế xuyên biên giới, nguồn tài nguyên nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.