Tiêm chủng trở lại vaccine “5 trong 1” Quinvaxem - Giới hạn nào cho... sự yên tâm?

Sau khi vaccine “5 trong 1” Quinvaxem được sử dụng lại trong Chương trình tiêm chủng quốc gia, đến nay, hầu hết tỉnh, thành trong cả nước đã thực hiện việc tiêm loại vaccine này cho trẻ nhỏ. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong do vaccine Quinvaxem gây ra nhưng số trẻ bị phản ứng phụ, biến chứng sau tiêm vaccine Quinvaxem lại không ngừng gia tăng trong khoảng 1 tháng qua. Thực tế này khiến cho người dân, nhất là những gia đình có con nhỏ khi đi tiêm vaccine Quinvaxem vô cùng lo ngại, cho dù ngành y tế tiếp tục khẳng vaccine này an toàn.
Tiêm chủng trở lại vaccine “5 trong 1” Quinvaxem - Giới hạn nào cho... sự yên tâm?

Sau khi vaccine “5 trong 1” Quinvaxem được sử dụng lại trong Chương trình tiêm chủng quốc gia, đến nay, hầu hết tỉnh, thành trong cả nước đã thực hiện việc tiêm loại vaccine này cho trẻ nhỏ. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong do vaccine Quinvaxem gây ra nhưng số trẻ bị phản ứng phụ, biến chứng sau tiêm vaccine Quinvaxem lại không ngừng gia tăng trong khoảng 1 tháng qua. Thực tế này khiến cho người dân, nhất là những gia đình có con nhỏ khi đi tiêm vaccine Quinvaxem vô cùng lo ngại, cho dù ngành y tế tiếp tục khẳng vaccine này an toàn.

        Đua nhau nhập viện sau tiêm vaccine

Theo Chương trình tiêm chủng quốc gia, trong khoảng 1 tháng qua, sau khi vaccine Quinvaxem được sử dụng lại, cho tới nay, cả nước đã có 53 địa phương triển khai tiêm Quinvaxem trở lại, trong đó có 2 TP lớn là Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, số ca bị phản ứng phụ sau khi tiêm loại vaccine này lại chưa được thống kê và công bố.

GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng quốc gia, cho biết, sở dĩ Chương trình tiêm chủng quốc gia không công bố số trẻ gặp phản ứng sau tiêm tại toàn bộ 53 địa phương đã tổ chức tiêm Quinvaxem là do thống kê và báo cáo tại các địa phương không chính xác và đầy đủ. Trước đó, khi mới có 15 tỉnh, thành tiến hành tiêm lại vaccine Quinvaxem cho trẻ nhỏ, Cục Y tế dự phòng đã có thống kê được 81 ca gặp phản ứng sau khi tiêm cho khoảng 200.000 trẻ.

Trẻ nhỏ cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine Quinvaxem.

Trẻ nhỏ cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm vaccine Quinvaxem.

Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ từ phía các địa phương về số trẻ bị phản ứng sau tiêm vaccine Quinvaxem nhưng GS-TS Nguyễn Trần Hiển cũng thẳng thắn cho biết: Chỉ riêng Hà Nội đã có 113 trẻ gặp phản ứng sau tiêm, trong đó có 37 ca phải nhập viện cấp cứu, số còn lại được theo dõi tại các trạm y tế xã phường, bệnh viện quận, huyện. Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một số bác sĩ cho biết, hầu hết trẻ bị phản ứng sau tiêm vaccine Quinvaxem phải vào bệnh viện điều trị đều bị sốt phát ban, không nguy hiểm nên nhanh chóng được xuất viện. T

uy nhiên, cũng có trường hợp bị phản ứng sau tiêm khá đặc biệt với triệu chứng sốt cao co giật phải theo dõi và điều trị dài ngày. Do đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo sau khi trẻ được tiêm vaccine Quinvaxem, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ việc trẻ bị sốt, để kịp thời điều trị hạ sốt tránh để dẫn tới co giật.

        Có lường trước được hết phản ứng?

Vaccine “5 trong 1” Quinvaxem phòng 5 bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib, được sản xuất tại Hàn Quốc do Tổ chức liên minh toàn cầu tài trợ cho Việt Nam. Sau 5 tháng tạm ngừng sử dụng loại vaccine này vì nhiều ca tai biến sau tiêm vaccine Quinvaxem trước đó, từ giữa tháng 10-2013 đến nay vaccine Quinvaxem đã được nhiều địa phương sử dụng lại trong Chương trình tiêm chủng quốc gia.

Việc rất nhiều trẻ bị phản ứng sau khi tiêm vaccine Quinvaxem trở lại đã khiến cho người dân, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ rất lo lắng. Mặc dù vậy, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng quốc gia đều khẳng định các phản ứng đối với trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine Quinvaxem đã được lường trước và trong giới hạn cho phép.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho rằng mặc dù có nhiều ý kiến lo ngại về tỷ lệ phản ứng phụ sau tiêm Quinvaxem, nhưng thực chất số ca phản ứng nặng sau tiêm vaccine có thành phần ho gà vô bào (được xem an toàn hơn) và vaccine có thành phần ho gà toàn tế bào như Quinvaxem là tương đương nhau.

Tuy nhiên, tỷ lệ có phản ứng sốt, sưng, đau chỗ tiêm, tím tái... thì ở vaccine có thành phần ho gà toàn tế bào như Quinvaxem cao hơn. Hơn nữa, việc trẻ bị phản ứng sau tiêm loại vaccine Quinvaxem như thời gian qua là nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo đối với vaccine có thành phần ho gà toàn tế bào. Theo đó, tỷ lệ phản ứng thông thường là từ 10% - 15%, thậm chí có thể gần 50%.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng chỉ rõ, từ nay tới hết tháng 11-2013, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành trong toàn quốc sẽ triển khai tiêm phòng vaccine Quinvaxem trở lại cho trẻ nhỏ. Do đó, để hạn chế những phản ứng, tai biến sau khi tiêm loại vaccine này cần tập trung vào công tác giám sát khám sàng lọc trước tiêm và phản ứng nặng sau tiêm. Bởi thực tế hiện nay, chất lượng khám sàng lọc cho trẻ nhỏ và triển khai tiêm phòng vaccine ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế.

Trong khi đó, GS-TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, trong vaccine Quinvaxem có thành phần DPT (phòng bạch hầu - uốn ván - ho gà) là vaccine toàn tế bào gây phản ứng mạnh nhưng vẫn đảm bảo về tính an toàn, hiệu quả. Các phản ứng sau tiêm vaccine Quinvaxem là phản ứng sốt nhẹ (38 - 38,50C), phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau, kích thích một chút… Đây là những phản ứng nhẹ thông thường nên các gia đình không nên quá lo lắng, phản ứng này sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, vaccine Quinvaxem cũng có thể gây phản ứng nặng hơn cho trẻ với những biểu hiện tím tái, co giật, song chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu trẻ được đưa tới cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. Một số trẻ khác có các phản ứng nặng sau tiêm đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, còi xương, béo phì, thiếu máu. Để giảm thiểu các phản ứng không mong muốn, cán bộ y tế tại các điểm tiêm phải lưu ý cân nhắc chống chỉ định tiêm vaccine đối với các trẻ có tiền sử dị ứng, trẻ đang sốt, có bệnh mãn tính, hen phế quản... Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ phản ứng mạnh, phản ứng nặng sau tiêm vaccine.

MINH KHANG

>> Đà Lạt: Tỷ lệ trẻ tiêm vaccine 5 trong 1 giảm mạnh

>> Bệnh nhi tử vong sau tiêm vaccine Quinvaxem ở Quảng Trị do viêm phổi

>> 81 trẻ phản ứng vaccine Quinvaxem đều hồi phục sức khỏe

Tin cùng chuyên mục