Tiếp tục phòng chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”

Năm 2023 kết thúc, nhiều vụ đại án kinh tế, tham nhũng được xử lý. Hàng loạt cán bộ vi phạm bị xử lý hình sự với những mức án nghiêm khắc. Những đại án xét xử các đối tượng tham nhũng trong thời gian qua đã lần nữa thể hiện rõ quan điểm phòng chống tham nhũng tiếp tục “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước ta.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc

Xử lý nghiêm minh, kịp thời

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng nhấn mạnh: Tham nhũng, tiêu cực “uy hiếp sự tồn vong của chế độ ta”, là một trong 4 nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, “với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”… Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.

Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp về phòng chống tham nhũng, trong đó xác định phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai…

Từ năm 2013, khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng được thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban, công tác đấu tranhphòng chống tham nhũng được tiến hành ráo riết, quyết liệt, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Công tác phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực, rõ rệt, đạt được kết quả rất quan trọng cả về phòng ngừa và phát hiện, xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng.

c3f-6999.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 22-11-2023. Ảnh: VIẾT CHUNG

Những đại án xét xử các đối tượng tham nhũng trong thời gian qua đã thể hiện rõ quan điểm phòng chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước ta. Năm 2023, nhiều vụ đại án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử.

Nhiều đại án kinh tế, tham nhũng gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm như vụ “chuyến bay giải cứu”, vụ Việt Á, vụ án tại Công ty AIC và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, vụ án tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Vạn Thịnh Phát… Trong đó, đại án “chuyến bay giải cứu” có nhiều bị cáo là cựu cán bộ lãnh án, trong đó có cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao; 2 cựu phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố; 1 cựu cục trưởng; 2 cựu phó cục trưởng...

Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2023, hàng loạt cán bộ tiếp tục bị bắt giữ liên quan đến các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Kiểm soát việc thực hiện quyền lực

Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta vừa qua để lại một số kinh nghiệm. Thứ nhất, phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị cao, biện pháp trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban chỉ đạo các cấp về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, phòng chống tham nhũng là “chống giặc nội xâm”, tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống…, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách về kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thứ tư, phải gắn công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Thứ năm, kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng chống tham nhũng.

Thứ sáu, các giải pháp phòng chống tham nhũng phải phù hợp với bối cảnh yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình hình của đất nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Hơn 35 năm tiến hành đổi mới, đặc biệt trong năm 2023, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước hình thành 4 trụ cột trong đấu tranh PCTN, tập trung xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng lớn, góp phần quan trọng để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục