Tiết kiệm hiệu quả trong gia đình

1. Lựa chọn thiết bị mới

Khi chọn mua thiết bị điện, hãy lưu ý thiết bị thế hệ càng mới, khả năng tiết kiệm điện càng cao.
Tiết kiệm hiệu quả trong gia đình

 Đối với các thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn vì loại bóng đèn này tiêu thụ điện gấp 3 -4 lần.

2. Lắp đặt thiết bị hợp lý

Lắp đặt thiết bị điện hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm lượng lớn điện năng tiêu thụ trong gia đình bạn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc sơn tường màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng từ điện.

3. Thay đổi thói quen sử dụng đồ điện 

Tủ lạnh

° Tủ lạnh nên đặt cách tường 5 -10cm và tránh xa các nguồn nhiệt.

° Lau chùi tủ lạnh thường xuyên và đảm bảo tủ phải kín cửa.

° Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp sẽ hao tốn nhiều điện năng; bạn vặn núm điều chỉnh nút ở giữa là phù hợp nhất.

° Không để thực phẩm có nhiệt độ nóng hơn bình thường vào tủ lạnh sẽ tiêu tốn rất nhiều điện.

° Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh gọn gàng, ngăn nắp, không để quá chật.

° Không nên ngắt tủ lạnh khỏi nguồn điện. Bạn nên cắm điện cho tủ lạnh suốt ngày vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. 

- Thường xuyên kiểm tra ron cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều và rất tốn điện.

Máy điều hòa nhiệt độ 

- Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C, bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. 

- Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận lọc sẽ tiết kiệm từ 5% - 7% điện năng. Đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20% - 25% điện năng. 

- Nên tắt máy điều hòa nếu vắng nhà từ 1 giờ trở lên.

Quạt

- Nên để quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. 

- Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.

Bóng đèn

- Sử dụng các loại bóng đèn compact, đèn tuýp, đèn chữ U sẽ tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn. 

- Khoảng 10 -12 tháng, thay bóng đèn định kỳ một lần hoặc khi bóng đèn có dấu hiệu chập chờn phải thay ngay để đảm bảo khả năng đốt nhiên liệu của bóng đèn hiệu quả và tiết kiệm.

Máy tính

- Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm sẽ càng tốn điện. 

- Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. 

- Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy vừa giảm khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

Bàn ủi

- Nên chọn loại bàn ủi có chất chống dính và có công suất từ 1.000 -1.200w là thích hợp nhất. Những loại bàn ủi này không chỉ giúp bạn dễ ủi mà còn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi sử dụng.

- Không dùng bàn ủi trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ, khi nguồn điện chập chờn hoặc quần áo còn ướt sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng. 

- Lau sạch bề mặt kim loại sẽ giúp bàn ủi hoạt động hiệu quả hơn.

- Khi ủi nên chỉnh nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải. 

- Tập trung áo quần ủi một lần để tận dụng sức nóng của bàn ủi. Sau khi rút phích cắm điện, bạn còn có thể ủi được thêm 2 bộ quần áo mỏng nữa vì nhiệt độ của bàn ủi tích lại khá lâu và trả về số 0 khi không sử dụng nữa.

Máy giặt

- Khởi động máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.

Lò vi sóng

- Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ; không đặt lò vi sóng gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Ti vi

- Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá vì sẽ tốn điện. 

- Không tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. 

- Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. 

- Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà vì ti vi càng to càng tốn điện.

Tập thói quen tắt tất cả các thiết bị điện không sử dụng trước khi ra khỏi nhà như bóng điện, máy quạt, máy lạnh, máy tính… 

Tin cùng chuyên mục