TPHCM: Thêm một trường hợp phụ huynh bị yêu cầu chuyển trường cho con do bất đồng quan điểm với nhà trường

Sáng 7-12, thông tin từ Phòng GD-ĐT quận Tân Bình cho biết, đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình đã có kế hoạch làm việc với chủ cơ sở Trường Mầm non song ngữ Bright Stars CDC – Tân Bình Campus để kiểm tra các vấn đề chuyên môn, trong đó có thông tin phụ huynh phản ánh về một trường hợp học sinh vừa được yêu cầu nghỉ học với lý do “giáo viên quá áp lực”.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc sáng 7-12, chủ cơ sở Trường Mầm non song ngữ Bright Stars CDC – Tân Bình Campus xin vắng mặt với lý do cá nhân nên hiện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình đang chờ báo cáo của cơ sở giáo dục cũng như đại diện các bên liên quan gồm giáo viên, phụ huynh để nắm bắt thông tin vụ việc.

Trước đó, qua phản ánh của phụ huynh, một học sinh trường này bị bạn học cùng lớp liên tục cắn nhiều lần vào tay để lại dấu vết nhưng không được nhà trường xử lý triệt để. Sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần khiến gia đình học sinh bức xúc.

Sau nhiều lần nhắn tin xin lỗi phụ huynh, cách xử lý của trường sau đó là đề nghị học sinh chuyển trường vì các giáo viên liên tục xin nghỉ việc, nếu các cô xin nghỉ hết thì không còn nhân sự chăm sóc các trẻ còn lại.

Sự việc khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện một trường quốc tế từng gửi thư từ chối tiếp nhận hơn 40 học sinh đang theo học tại trường này vào đầu tháng 4-2020 với lý do nhà trường và phụ huynh không có tiếng nói chung sau nhiều lần đối thoại các vấn đề liên quan chính sách học phí.

Ngoài ra, ngành giáo dục cũng chứng kiến nhiều trường hợp phụ huynh buộc phải cho con chuyển trường do bất đồng quan điểm với trường học. Các trường hợp hầu hết diễn ra ở hệ thống ngoài công lập – nơi mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh được xây dựng trên quan hệ trao đổi sòng phẳng, trường học là đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, phụ huynh là khách hàng trả tiền để được thụ hưởng tiện ích của các dịch vụ đó.    

Theo chuyên gia Nguyễn Thúy Uyên Phương, nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Illinois (Hoa Kỳ), những vụ việc đau lòng lan truyền trên mạng xã hội gần đây cho thấy nhà trường và gia đình đang thiếu dần sự thấu hiểu.

Khi xuất hiện mâu thuẫn, thay vì trao đổi, tìm hiểu để nắm bắt nhu cầu thực sự của nhau thì một số người lại sử dụng uy quyền hoặc tiền bạc để trấn áp phía còn lại. Sai lầm này khiến xung đột càng trở nên căng thẳng, có thể làm sai lệch thậm chí nghiêm trọng hơn mâu thuẫn ban đầu.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, phụ huynh nên cân nhắc kỹ trước quyết định cho con chuyển trường vì việc thay đổi môi trường học tập ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, các mối quan hệ xã hội cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Đặc biệt, trong việc giải quyết mâu thuẫn phát sinh (nếu có) giữa nhà trường và phụ huynh, cả hai bên cần đặt quyền lợi của trẻ lên hàng đầu, trao đổi trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và tôn trọng, hạn chế tình trạng căng thẳng trong việc duy trì mối quan hệ bởi khi đó thiệt thòi lớn nhất thuộc về học sinh.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Căng thẳng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Hôm nay (5-6), hơn 96.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn TPHCM bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong ngày đầu tiên làm thủ tục, thí sinh được nghe phổ biến quy chế thi, đính chính sai sót thông tin (nếu có).

Hướng nghiệp - tuyển sinh

Muốn làm giáo viên dạy Sử, cần chứng chỉ gì?

Con tôi muốn theo học ngành Lịch sử của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM). Sau khi ra trường, cháu muốn làm giáo viên thì cần thêm những chứng chỉ đào tạo gì? (MINH LONG, 52 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TPHCM)

Giáo dục hội nhập

Đại học Quốc gia TPHCM: Đẩy mạnh chuyển đổi số

Năm 2023, Đại học Quốc gia TPHCM xác định ưu tiên nguồn lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác đào tạo, khoa học - công nghệ. Đại học này tiếp tục xây dựng bài giảng số cho các môn chung và 20-30 môn học/học phần tại các đơn vị thành viên.

Giải thưởng Võ Trường Toản

Giải thưởng Võ Trường Toản: 25 năm chở trọn đạo người Thầy longform

Nghề giáo được ví như nghề đưa đò, chuyên chở học trò đến bến bờ tri thức; dẫn đường, khai mở hành trình thành nhân, lập nghiệp. Trên hành trình ấy, người thầy chịu biết bao trở lực, thử thách. Năm 1998, với trách nhiệm xã hội của mình, Báo SGGP lên ý tưởng tổ chức một giải thưởng dành để tôn vinh người Thầy, giải thưởng lấy tên cụ Võ Trường Toản, người thầy nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định xưa, ra đời. Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, 1/4 thế kỷ, giải thưởng đã trở thành điểm tựa của biết bao người Thầy.

Học bổng Nguyễn Văn Hưởng

CLB Medseeds tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho sinh viên ngành y

Trong 2 ngày 22 và 23-10, CLB Medseeds (gồm các sinh viên đã và đang được trợ giúp từ Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng của Báo SGGP) đã tổ chức 2 buổi thảo luận với chủ đề “Cần chuẩn bị gì để xin học bổng du học” và “Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên y khoa”. 

Giải thưởng Tôn Đức Thắng

Viết những ước mơ

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tìm tòi, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt.