Trụ sở phường: Sao không “cải cách”?

Trụ sở phường: Sao không “cải cách”?

Đi tìm trụ sở phường 2, quận 3, mặc dù có địa chỉ trong tay nhưng quả không dễ. Tới trước địa chỉ số 35 Cao Thắng, cứ tưởng là một ngôi nhà nhỏ của dân, hóa ra là trụ sở của phường. Đã thế, phía trước cửa còn chất mấy cái thùng rác công cộng. Trong phòng, bàn làm việc và máy vi tính của cán bộ nhân viên phường gần như đã chiếm trọn mặt bằng, hầu như không còn chỗ để tiếp dân.

Trụ sở phường: Sao không “cải cách”? ảnh 1

Trụ sở UBND phường 2, quận 3, TPHCM. Ảnh: Quý Lâm

Trụ sở phường 3 quận 3 cũng có diện tích tương tự, nhưng chật chội hơn bởi người dân đến đông hơn. Ông Lâm Văn Tài, Phó Chủ tịch phường cho biết: “Trụ sở của một phường có hơn 12.000 dân mà thế này là quá tệ. Tại trụ sở, mỗi lần chỉ tiếp được 5-6 người, nếu trên 10 người là quá tải, không có chỗ đứng”.

Cán bộ nhân viên khối ủy ban đều làm việc tại tầng trệt, trong một không gian chật chội như vậy. Phòng làm việc của chủ tịch phường chưa đầy 10m2, chỉ vừa đặt một cái bàn và vài chiếc ghế. Dưới gầm bàn là “kho” lưu giữ toàn bộ hồ sơ nhà đất của phường…

Trụ sở của UBND phường Cầu Kho, quận 1 có bề ngang khoảng 4m, kê được 6 chiếc bàn cho 8 nhân viên làm việc và tiếp dân. Ở đây cũng chỉ tiếp một lúc được 10 người dân là quá sức. Những ngày đầu tuần, nhiều người dân phải ra ngồi chờ ngoài lề đường.

Một số phường ở quận Phú Nhuận, bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch không có phòng làm việc riêng mà phải ngồi chung phòng với các đoàn thể, nhân viên…

Một khâu quan trọng trong cải cách hành chính là công tác tiếp dân. Chưa bàn tới nghiệp vụ, chỉ với những trụ sở UBND phường tại một TP loại lớn trong cả nước như TPHCM mà còn như vậy, làm sao công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính đạt yêu cầu chất lượng?

Quý Lâm

Tin cùng chuyên mục