Trưng bày nhiều tài liệu độc bản về Hiệp định Paris

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973 - 27-1-2023), ngày 16-1, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”.
Khách tham quan trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Khách tham quan trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Với hơn 250 tư liệu ảnh, hiện vật và bài viết, trưng bày chuyên đề "Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình" giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế về bối cảnh, quá trình, kết quả đàm phán hội nghị Paris, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mặt trận ngoại giao, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam ở thế kỷ XX. Đặc biệt, trưng bày chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình” còn giới thiệu những hiện vật độc bản, nguyên gốc có giá trị về nhiều mặt hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh.

Sưu tập 10 thiệp chúc tết của Bác Hồ từ năm 1960 đến năm 1969 trưng bày tại triển lãm được in trên nhiều loại giấy với các kích cỡ khác nhau. Trong tổng số 10 thiệp chúc tết có 5 thiệp có thơ Tết. Trên các thiệp chúc tết còn có in hình quốc huy và một số hình ảnh hoa đào, hoa hồng tươi thắm của mùa xuân. Dưới mỗi thiệp in chữ “Hồ Chí Minh” hoặc bút tích chữ ký của Người.

Sưu tập 10 thiệp chúc tết của Bác Hồ từ năm 1960 đến năm 1969 trưng bày tại triển lãm được in trên nhiều loại giấy với các kích cỡ khác nhau. Trong tổng số 10 thiệp chúc tết có 5 thiệp có thơ Tết. Trên các thiệp chúc tết còn có in hình quốc huy và một số hình ảnh hoa đào, hoa hồng tươi thắm của mùa xuân. Dưới mỗi thiệp in chữ “Hồ Chí Minh” hoặc bút tích chữ ký của Người.

4 chiếc bút ký Hiệp định Paris đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được các đồng chí: Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình sử dụng để ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Bút đã được các đồng chí mang về nước và trao lại cho Văn phòng Trung ương Đảng. Ngày 20-2-1986, Văn phòng Trung ương đã bàn giao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh để bảo quản và phát huy giá trị lâu dài. 4 chiếc bút đều giống hệt nhau về hình dáng, kích thước và màu sắc. Đây đều là bút dạ, vỏ bằng nhựa đen do Đức sản xuất, nhãn hiệu Papeterie, nắp cài bằng kim loại trắng, ngoài vỏ khắc tiếng Việt “Bút ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973” tình trạng hiện vật bút đã hơi cũ
4 chiếc bút ký Hiệp định Paris đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được các đồng chí: Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình sử dụng để ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Bút đã được các đồng chí mang về nước và trao lại cho Văn phòng Trung ương Đảng. Ngày 20-2-1986, Văn phòng Trung ương đã bàn giao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh để bảo quản và phát huy giá trị lâu dài. 4 chiếc bút đều giống hệt nhau về hình dáng, kích thước và màu sắc. Đây đều là bút dạ, vỏ bằng nhựa đen do Đức sản xuất, nhãn hiệu Papeterie, nắp cài bằng kim loại trắng, ngoài vỏ khắc tiếng Việt “Bút ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973” tình trạng hiện vật bút đã hơi cũ

Qua Trưng bày “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”, công chúng hiểu rõ hơn ý nghĩa của Hiệp định Paris đối với cách mạng Việt Nam và tiến trình để đi đến hòa bình của đất nước ta. Sự kiện này là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam, từ đó, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Trưng bày chuyên đề được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ ngày 16-1 đến đầu tháng 5.

Tin cùng chuyên mục