Ý kiến này dựa trên chiến lược phát triển AI. Trong một bài phát biểu trước Trung tâm An ninh AI của Mỹ và Hội nghị thượng đỉnh về An ninh Toàn cầu, ông Schmidt ca ngợi chiến lược này. Sputniak dẫn lời ông nói: “Hãy tin tưởng tôi, những người Trung Quốc rất giỏi trong lĩnh vực này. Đến năm 2025, AI của Trung Quốc sẽ tốt hơn chúng ta, và đến năm 2030, họ sẽ thống trị ngành công nghiệp AI”.
Cho đến nay, hầu hết các đột phá về AI là từ các tổ chức của Mỹ. Các máy tính Deep Blue và Watson của IBM đều chứng minh được sức mạnh của các hệ thống AI, các đầu dò NASA tự động như Spirit và Discovery đã điều hướng bề mặt sao Hỏa với sự hỗ trợ của AI và các công ty như Ford và General Motors cũng đứng đầu về các phương tiện tự động.
Theo Schmidt, điều đó sẽ không kéo dài lâu hơn, và ông không hài lòng về điều đó. Theo Schmidt, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ thật đơn giản: trong khi Bắc Kinh đã xây dựng một chiến lược quốc gia về AI và đã phân bổ ngân sách rõ ràng. Mỹ không làm gì cả.
Schmidt là chủ tịch điều hành của Alphabet, cũng như Chủ tịch của Ủy ban Đổi mới Quốc phòng (DIB), một ban lãnh đạo của Thung lũng Silicon đang hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ. DIB bao gồm các tên tuổi hàng đầu từ các công ty như LinkedIn, Instagram, William McRaven và nhà thiên văn học Neil DeGrasse Tyson, nhằm giúp Lầu Năm Góc trở nên sáng tạo và thích nghi hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
Kế hoạch của nhà nước Trung Quốc bao gồm cả các ứng dụng thương mại và quân sự cho AI. Ông Schmidt đưa ra cảnh báo trên với tư cách là chủ tịch của DIB để thúc đẩy chương trình AI của quốc phòng Mỹ. Ông cho biết đã giải thích với cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và đương kim Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis rằng tầm quan trọng của công nghệ trong việc hiện đại hóa quốc phòng.