Trước mắt, chưa nên đặt vấn đề xây dựng sân bay Long Thành

Ông Huỳnh Minh Thiện, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TPHCM, ĐBQH TPHCM, người đã trực tiếp lắng nghe ý kiến của cử tri TPHCM về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành - Đồng Nai đã có những chia sẻ về dự án này, cho biết: Nhiều cử tri đặt vấn đề cần xem lại chủ trương xây dựng sân bay Long Thành vào thời điểm này, trong khi các sân bay khác xung quanh khu vực miền Nam đang khai thác không hết công suất. Các sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh, Biên Hòa… đều có thể mở rộng công suất khai thác, phát huy tiềm lực thì lại chưa được chú trọng để nâng cấp, phát triển. Tức là chưa có sự kết hợp giữa ngành giao thông và các bộ ngành khác để phát triển đầu tư, du lịch tại khu vực này nhằm khai thác hết công suất của các sân bay, cảng biển hiện có. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hiện nay, cử tri đặt vấn đề đầu tư dự án này có hợp lý không, nhất là hiện vẫn còn tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.
Trước mắt, chưa nên đặt vấn đề xây dựng sân bay Long Thành

Ông Huỳnh Minh Thiện, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TPHCM, ĐBQH TPHCM, người đã trực tiếp lắng nghe ý kiến của cử tri TPHCM về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành - Đồng Nai đã có những chia sẻ về dự án này, cho biết: Nhiều cử tri đặt vấn đề cần xem lại chủ trương xây dựng sân bay Long Thành vào thời điểm này, trong khi các sân bay khác xung quanh khu vực miền Nam đang khai thác không hết công suất. Các sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh, Biên Hòa… đều có thể mở rộng công suất khai thác, phát huy tiềm lực thì lại chưa được chú trọng để nâng cấp, phát triển. Tức là chưa có sự kết hợp giữa ngành giao thông và các bộ ngành khác để phát triển đầu tư, du lịch tại khu vực này nhằm khai thác hết công suất của các sân bay, cảng biển hiện có. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hiện nay, cử tri đặt vấn đề đầu tư dự án này có hợp lý không, nhất là hiện vẫn còn tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Cao Thăng

Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Cao Thăng

“Rõ ràng trong khi năng lực khai thác còn thì chúng ta lại tiếp tục mở rộng là không nên vào lúc này. Bộ GTVT cho rằng xây dựng sân bay Long Thành để đi tắt đón đầu, nhưng lượng khách thực tế hiện nay của các sân bay ở miền Nam chưa đến mức quá tải. Dĩ nhiên, khi đưa ra một dự án thì chủ đầu tư đều nói đến các mặt thuận lợi để thuyết phục, như trong trường hợp này Bộ GTVT nói là để đón bao nhiêu triệu lượt khách trong tương lai, nhưng cử tri đang hoài nghi ngay cả về lượng khách, lượng hàng hóa mà cơ quan xây dựng dự án đưa ra cũng chưa thực tế. Trong khi điều kiện đất nước hiện nay đang còn khó khăn thì người dân mong rằng trong thời gian trước mắt, từ 5-10 năm nữa, chưa cần thiết xây dựng sân bay này. Nhiều cử tri đồng tình rằng chỉ nên tính toán, khởi động dự án này sau năm 2020”, ông Huỳnh Minh Thiện cho biết.

Theo ông Huỳnh Minh Thiện, cần phải tính toán kỹ trong bối cảnh chúng ta đang nợ công rất lớn, nhất là con số 8 tỷ USD bỏ ra đầu tiên và sau đó là hàng chục tỷ USD nữa. “Chúng ta đang đặt vấn đề xây dựng bao nhiêu dự án giao thông trọng điểm, nào là mở rộng quốc lộ 1, đường sắt, đường ven biển, ven biên giới... đều cần rất nhiều tiền. Vì thế mà người dân mong cơ quan chức năng cần phải tính toán lại tất cả các nguồn lực để không gây nguy hiểm lên nợ công”, ông Huỳnh Minh Thiện nói.

Ông Huỳnh Minh Thiện khẳng định: Trước mắt chúng ta chưa nên đặt vấn đề mở sân bay Long Thành, nhưng sau năm 2020 thì tùy tình hình kinh tế phát triển, đi liền với đó là tốc độ phát triển về lượng khách, xuất nhập khẩu, du lịch... cũng có thể đặt ra việc xây dựng sân bay quốc tế Long Thành - sân bay trọng điểm của cả khu vực miền Nam. Lúc đó, cả sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành đều có thể chia sẻ năng lực vận chuyển. Sân bay Tân Sơn Nhất cũng có thể kết hợp để mở rộng năng lực cả sân bay dân sự và quân sự.

LÂM NGUYÊN


  • ĐBQH Trần Du Lịch (TPHCM): Tính kỹ thời điểm

Tôi nghĩ việc đầu tiên là phải trả lời được chính xác câu hỏi: Sân bay Tân Sơn Nhất đã được khai thác tối đa chưa và đến bao giờ thì quá tải. Bây giờ nợ công đang cao như vậy, lại đi vay ODA để làm sân bay Long Thành. Với thực trạng hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất chắc sẽ không thể mở thêm đường băng thứ 3, vì xung quanh nhà cửa đã san sát rồi. Có lẽ trong vài chục năm tới thì việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành phải tính đến. Nhưng ngay cả khi đó tôi cũng không đồng tình với quan điểm sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất làm nhà ga hàng không quốc nội, để sân bay Long Thành làm sân bay quốc tế. Phương án phân luồng, tuyến để sử dụng song song cả hai sân bay này hợp lý hơn. Tóm lại, đầu tư là cần thiết, nhưng phải tính thời điểm và phải khai thác cao nhất khả năng của sân bay Tân Sơn Nhất, rồi mới tính đến các phương án khác.

Thứ hai là phải có chiến lược phát triển hàng không giá rẻ để tận dụng các nhà ga cũ, các sân bay nhỏ, tránh tình trạng như một số tỉnh thành cứ xây mới là bỏ cái cũ đi, như Đà Nẵng chẳng hạn, rất lãng phí. Việc buộc hàng không giá rẻ phải sử dụng dịch vụ của nhà ga mới cũng không phù hợp.

ANH PHƯƠNG

>>Không có lợi ích nhóm tại dự án sân bay Long Thành

Tin cùng chuyên mục