Trường bồi dưỡng giáo dục quận, huyện - “Con” chung không ai “khóc”!

Tính đến hết năm 2012, TPHCM có 23 trường bồi dưỡng giáo dục (BDGD) quận, huyện. Hiện Tân Phú là địa phương cuối cùng trong tổng số 24 quận, huyện hoàn tất hồ sơ thành lập trường BDGD. Tuy nhiên nhìn chung, hoạt động của loại hình đào tạo này đang đứng trước nguy cơ xóa sổ. Số lượng cán bộ bị tinh giản, phụ cấp thâm niên không có, lãnh đạo quận, huyện thiếu quan tâm. Đó là một trong số những nội dung cơ bản của Hội nghị “Tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm 2012 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2013” do Sở GD-ĐT TPHCM vừa tổ chức.
Trường bồi dưỡng giáo dục quận, huyện - “Con” chung không ai “khóc”!

Tính đến hết năm 2012, TPHCM có 23 trường bồi dưỡng giáo dục (BDGD) quận, huyện. Hiện Tân Phú là địa phương cuối cùng trong tổng số 24 quận, huyện hoàn tất hồ sơ thành lập trường BDGD. Tuy nhiên nhìn chung, hoạt động của loại hình đào tạo này đang đứng trước nguy cơ xóa sổ. Số lượng cán bộ bị tinh giản, phụ cấp thâm niên không có, lãnh đạo quận, huyện thiếu quan tâm. Đó là một trong số những nội dung cơ bản của Hội nghị “Tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng năm 2012 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2013” do Sở GD-ĐT TPHCM vừa tổ chức.

Trường BDGD quận 3 có cơ sở chung với Trung tâm Ngoại ngữ ĐH Sư phạm, cổng vào bị án ngữ bởi một quán cơm bình dân.

Trường BDGD quận 3 có cơ sở chung với Trung tâm Ngoại ngữ ĐH Sư phạm, cổng vào bị án ngữ bởi một quán cơm bình dân.

Phận con “rơi”

Hội nghị thật sự “nóng” lên khi nhận được lời “kêu cứu” từ phía lãnh đạo Trường BDGD quận 2: “Thông tin UBND quận 2 sẽ tinh giản nhân sự, chuyển Trường BDGD quận 2 thành trung tâm lưu trữ hành chính của quận khiến chúng tôi vô cùng lo lắng”. Câu hỏi được đặt ra: UBND quận, huyện có thẩm quyền giải thể trường BDGD của địa phương? Ông Phạm Quang Ái, Phó trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Luật Giáo dục không đề cập đến loại hình trường BDGD nên các quy định về điều kiện thành lập cũng như giải thể trường BDGD hiện nay đều được các địa phương áp dụng theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường BDGD quận/huyện, ban hành tháng 9-1991”.

Mặc dù điều 3, chương II của quy chế có nêu “UBND quận/huyện ra quyết định thành lập hoặc giải thể trường, nếu thấy trường không đủ điều kiện cần thiết để hoạt động hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao” nhưng tại điều 5, chương II, quy chế cũng nêu “Trước khi quyết định thành lập, giải thể trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thi hành kỷ luật hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường, UBND quận/huyện cần có sự thỏa thuận với Sở GD-ĐT”. Qua đó cho thấy quyết định giải thể hay không giải thể một đơn vị còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị đó dưới sự tham mưu, giám sát của Sở GD- ĐT chứ không thể xuất phát từ chủ ý riêng của một địa phương.

Song, từ đây cũng làm nổi lên một bất cập. Trường BDGD là đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT, hoạt động chuyên môn do sở quản lý. Tuy nhiên, kinh phí hoạt động lại do UBND quận, huyện phân bổ. Trong khi kỳ họp giao ban khối BDGD hàng năm do Sở GD-ĐT tổ chức chỉ diễn ra mỗi năm một lần nên kinh phí hoạt động hàng tuần, hàng tháng của đơn vị phải xin xét duyệt từ UBND quận, huyện. “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” cũng là điều khó tránh.

Theo phản ánh của nhiều đơn vị, trường BDGD đang đứng “bên lề” những cuộc họp phổ biến chủ trương, quy định chính sách mới về đào tạo ở các bậc học, cũng như các chuyên đề nâng cao trình độ giáo viên do Sở GD-ĐT tổ chức. Điều này ít nhiều cũng khiến các đơn vị gặp khó trong công tác tổ chức, bồi dưỡng cán bộ, cũng như tạo được uy tín với địa phương.

Phụ cấp thâm niên: Nơi có, nơi không

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Bình, cho biết: “Theo quy chế hiện hành, định biên của các trường BDGD quận, huyện hiện nay là 15 người, nơi nào có số nhân lực dôi dư phải tự cân đối kinh phí hoạt động. Trường BDGD quận Tân Bình trước đây có 25 cán bộ, nhân viên. Vừa qua đã tinh giản 5 người, song vẫn còn gặp khó do thừa 5 người so với chỉ tiêu ngân sách cho phép”. Chính vì lẽ đó, phụ cấp thâm niên theo quy định của ngành giáo dục trở thành khái niệm quá đỗi xa với đối với những người làm công tác BDGD nơi đây.

Đồng quan điểm, đại diện Trường BDGD huyện Cần Giờ bức xúc đặt câu hỏi: “Tại sao ở một số đơn vị quận, huyện, giáo viên làm công tác BDGD được nhận phụ cấp thâm niên trong khi ở nhiều nơi khác, kinh phí hoạt động còn không có, “đào” đâu ra tiền gọi là phụ cấp? Nếu nói những địa phương không phân bổ phụ cấp là làm đúng theo quy định thì những nơi có phải chăng là một sự bố thí?”.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Luật Giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành không quy định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, nhân viên công tác ở các trường BDGD nên hoạt động của loại hình đào tạo này còn chịu nhiều chi phối từ phía lãnh đạo UBND quận, huyện”.

Hiện nay, các trường đều hoạt động theo kiểu “tự tranh đấu”, địa phương nào được lãnh đạo quận, huyện quan tâm thì rót nhiều kinh phí để mở lớp đào tạo. Ngược lại, nơi nào thiếu quan tâm, hỗ trợ, kinh phí nhỏ giọt thì hoạt động cầm chừng là điều khó tránh khỏi. “Sắp tới, Sở GD-ĐT sẽ trình UBND TP kiến nghị về việc ban hành chế độ, chính sách hoạt động cho cán bộ, nhân viên công tác ở các trường BDGD, giúp các đơn vị thoát khỏi cảnh lệ thuộc hiện nay”, ông Thanh cho biết.

Thu Tâm

Tin cùng chuyên mục