1.Trường ca Phía sau mặt trời là một đề tài rộng rộng lớn, một khát vọng cháy bỏng nhưng Trần Thế Tuyển đã chọn một cách viết riêng như một cốt truyện về bài ca người lính. 7 chương trong trường ca này là bản anh hùng ca thời đại, của một dân tộc, một đất nước, một thời sống dưới gầm trời nô lệ. Một thời cầm súng đứng lên đi giành lấy độc lập tự do. Cái giá phải trả cho độc lập tự do bằng xương máu, mất mát và nước mắt. Cái thời mà xác xơ đến nỗi dòng sông như dốc ngược cạn trơ: Chiều hoàng hôn như máu/ Dòng sông mênh mang dốc ngược.
Trần Thế Tuyển đã thể hiện lại bức tranh quê của đêm trường mất nước bằng lối viết mộc mạc chân thành nhưng tạo nên cảm xúc ấn tượng, chạm vào hồi ức đau thương. Rồi đến độc lập tự do mà cha ông ta đã giành được trong tay thực dân, mới được một nửa Tổ quốc hòa bình, khi lúa mới dập dìu hợp tác: Quê hương buổi trưa hè/ Nắng và lúa vàng sân hợp tác/ Và rồi:/ Trăm thứ đổ vào hạt thóc/ Trăm thứ đổ vào củ khoai/ Tất cả cho tiền tuyến.
Khi Tổ quốc gọi lên đường, anh em người con trai ấy, gấp sách đi theo tiếng gọi thiêng liêng, không một chút đắn đo ngần ngại giữa nơi trận tuyến chống quân thù. Trần Thế Tuyển đã phác họa chân dung làng quê một thời đau khổ. Bức tranh quê một thời xa xắng, một thời máu lửa hào hùng, khi cả nước hành quân ra trận. Họ lên đường xẻ dọc Trường Sơn. Trần Thế Tuyển đã lượng hóa ngôn ngữ bằng thi pháp ân tình, chân thành, không dằn hắt, nuôi dưỡng cảm xúc, tạo nên khúc quân hành hùng tráng lẫn bi thương không thể nào quên được: Đêm ba mươi cô gái nào đang hát/ Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quân/ Chiếc gậy Trường Sơn cho tôi thêm vững chân/ Để lại tuổi thơ và ánh mắt người con gái.
Chia tay một thời đã qua, chia tay một thời rất đẹp. Chia tay những người con gái, con trai. Cái thời đất nước còn bóng giặc, anh là người của chiến trường. Cái thuở ấy sao mà sâu sắc bồn chồn, không nói nên lời: Đêm nay là đêm cuối cùng/ Ngày mai chúng tôi ra trận/ Đâu kịp nói yêu thương/ Mà cái nhìn da diết quá/ …Em ngúng nguẩy để tôi bịn rịn/ Em ngây thơ để tôi ngột ngạt buồn.
Trước cái ngày ra trận là vậy, chưa yêu mà được như yêu. Người dưng sao mà nhớ, mà xao xuyến đến lạ thường. Những lúc hành quân băng rừng, lội suối qua sông, bởi con đường hành quân chỉ có đèo cao, dốc thẳm, dẫu bom đạn chặn đường vẫn tiến lên. Tiếng súng trận, tiếng bom thù như cứa vào tâm khảm đớn đau đến rợn người: Cái chết không miễn trừ già trẻ/ Sức trai giấu ở nơi đâu/ Sáng nay con bắt tay nhau/ Chiều đã ngã vào lòng đất/ Mà ai cũng nghĩ trong mơ/ Ra chiến trường như đi làm thơ/ Đón cái chết như một điều tất yếu.
Chiến tranh tàn ác đến lạnh lùng và cuộc chiến đấu của người lính trong gian khổ ác liệt, trong bom cày đạn xới. Trường ca Phía sau mặt trời được điểm xuyết bởi những âm thanh từ tâm can, bằng nỗi niềm thương xót đau đớn đến tận cùng: Bạn ơi nằm lại đừng buồn/ Đằng kia thác vẫn chảy tuôn tháng ngày/ Gió vẫn rì rào hàng cây/ Ru hời tiếng mẹ hao gầy con tim.
2.Trường ca là một thể loại văn học đặc biệt, đòi hỏi một dung lượng lớn về ngôn ngữ thi ca đã dâng đầy cảm xúc, trải qua biến động lớn lao của lịch sử. Phía sau mặt trời đã thể hiện được điều đó, nhất là tư tưởng, giọng điệu, tài năng, hồn cốt của trường ca. Trần Thế Tuyển đúc kết, chiêm nghiệm, rút ra bài học nhân sinh sâu sắc. Trần Thế Tuyển có cái nhìn thấu đáo mà tinh tế, từ sâu thẳm ở phía sau vũ trụ. Những người ra đi không trở lại. Họ đi về nơi cõi vĩnh hằng cho đất nước thái bình: Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia.
Ở đây, người đọc trường ca Phía sau mặt trời tự cảm phục với lối viết nâng niu, trân trọng nhưng đầy cảm xúc, trong sáng đến lạ thường của Trần Thế Tuyển. Người viết nắm chắc biểu cảm ngôn ngữ một cách sâu sắc, tạo nên chân dung đất nước 4.000 năm quật cường chống ngoại xâm. Chân dung nhân dân, mẹ cha ông bà, anh chị em… và sự hy sinh thầm lặng của họ.
Trần Thế Tuyển đã đi qua và được tôi luyện trong cuộc chiến tranh. Anh đã khắc họa cuộc trường chinh ấy qua thi ảnh đẹp đẽ, sinh động. Anh không sa vào lối viết liên tưởng và đặc biệt không tô hồng hiện thực, không bôi đen quá khứ. Trần Thế Tuyển tạo ra chất lắng của thơ như đụng đến rung cảm của người đọc. Trường ca Phía sau mặt trời đã lắng sâu vào tâm can mà không cần điều gì tác động. Bởi sự linh thiêng, dịu vợi ngát thơm như hiện thân các anh hùng liệt sĩ đang hiển hiện với non sông đất nước. Hai câu thơ thành hai câu đối thần kỳ, linh hương mà Trần Thế Tuyển đã chắt lọc qua cuộc chiến tranh để tạc nên dáng đứng bất tử, sự hy sinh cao cả của các thế hệ người Việt trên con đường chống ngoại xâm và giữ gìn độc lập, tự do: Phía sau mặt trời/ Những chàng trai, cô gái/ Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia.
Phía sau mặt trời là nơi người lính ra trận, đi vào trong truyền thuyết huyền thoại để Tổ quốc hôm nay mãi mãi mùa xuân: Đất nước tôi/ Từ già đến trẻ/ Nằm lòng truyền thuyết tổ tiên/ Sông Như Nguyệt đêm đêm/ Thơ thần/ Tuyên ngôn dựng nước/ Đất nước tôi máu thắm từng tấc đất/ Xương chất đầy núi sông. Tất cả xương máu ấy của biết bao thế hệ làm nên đất nước hôm nay tự do, độc lập.
Trường ca Phía sau mặt trời đã hòa quyện vào đất trời sông núi, là tiếng chuông tâm linh vang vọng dội vào ký ức xa xưa: Khi chúng tôi tìm đất xây đền:/ Tím hoàng hôn/ Từng giọt chuông chùa/ Mái ấm xạc xào trong gió/ Anh Hải chính trị viên/ Và o Hồng về đó/ Cứ nói cười như tuổi hai mươi/ Đồng đội về cả rồi/ Thủ trưởng ơi/ Vị tướng già lấy khăn lau nước mắt/ Nỗi khát khao đã thành sự thật/ Bao hương hồn có mái nhà chung.
Ngòi bút và tâm can của Trần Thế Tuyển đã hóa vào kỷ niệm, chạm vào miền xa thẳm thiêng liêng, sâu sắc và tinh tế trong Phía sau mặt trời của vũ trụ bao la.
Trần Thế Tuyển đã thể hiện lại bức tranh quê của đêm trường mất nước bằng lối viết mộc mạc chân thành nhưng tạo nên cảm xúc ấn tượng, chạm vào hồi ức đau thương. Rồi đến độc lập tự do mà cha ông ta đã giành được trong tay thực dân, mới được một nửa Tổ quốc hòa bình, khi lúa mới dập dìu hợp tác: Quê hương buổi trưa hè/ Nắng và lúa vàng sân hợp tác/ Và rồi:/ Trăm thứ đổ vào hạt thóc/ Trăm thứ đổ vào củ khoai/ Tất cả cho tiền tuyến.
Khi Tổ quốc gọi lên đường, anh em người con trai ấy, gấp sách đi theo tiếng gọi thiêng liêng, không một chút đắn đo ngần ngại giữa nơi trận tuyến chống quân thù. Trần Thế Tuyển đã phác họa chân dung làng quê một thời đau khổ. Bức tranh quê một thời xa xắng, một thời máu lửa hào hùng, khi cả nước hành quân ra trận. Họ lên đường xẻ dọc Trường Sơn. Trần Thế Tuyển đã lượng hóa ngôn ngữ bằng thi pháp ân tình, chân thành, không dằn hắt, nuôi dưỡng cảm xúc, tạo nên khúc quân hành hùng tráng lẫn bi thương không thể nào quên được: Đêm ba mươi cô gái nào đang hát/ Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quân/ Chiếc gậy Trường Sơn cho tôi thêm vững chân/ Để lại tuổi thơ và ánh mắt người con gái.
Chia tay một thời đã qua, chia tay một thời rất đẹp. Chia tay những người con gái, con trai. Cái thời đất nước còn bóng giặc, anh là người của chiến trường. Cái thuở ấy sao mà sâu sắc bồn chồn, không nói nên lời: Đêm nay là đêm cuối cùng/ Ngày mai chúng tôi ra trận/ Đâu kịp nói yêu thương/ Mà cái nhìn da diết quá/ …Em ngúng nguẩy để tôi bịn rịn/ Em ngây thơ để tôi ngột ngạt buồn.
Trước cái ngày ra trận là vậy, chưa yêu mà được như yêu. Người dưng sao mà nhớ, mà xao xuyến đến lạ thường. Những lúc hành quân băng rừng, lội suối qua sông, bởi con đường hành quân chỉ có đèo cao, dốc thẳm, dẫu bom đạn chặn đường vẫn tiến lên. Tiếng súng trận, tiếng bom thù như cứa vào tâm khảm đớn đau đến rợn người: Cái chết không miễn trừ già trẻ/ Sức trai giấu ở nơi đâu/ Sáng nay con bắt tay nhau/ Chiều đã ngã vào lòng đất/ Mà ai cũng nghĩ trong mơ/ Ra chiến trường như đi làm thơ/ Đón cái chết như một điều tất yếu.
Chiến tranh tàn ác đến lạnh lùng và cuộc chiến đấu của người lính trong gian khổ ác liệt, trong bom cày đạn xới. Trường ca Phía sau mặt trời được điểm xuyết bởi những âm thanh từ tâm can, bằng nỗi niềm thương xót đau đớn đến tận cùng: Bạn ơi nằm lại đừng buồn/ Đằng kia thác vẫn chảy tuôn tháng ngày/ Gió vẫn rì rào hàng cây/ Ru hời tiếng mẹ hao gầy con tim.
2.Trường ca là một thể loại văn học đặc biệt, đòi hỏi một dung lượng lớn về ngôn ngữ thi ca đã dâng đầy cảm xúc, trải qua biến động lớn lao của lịch sử. Phía sau mặt trời đã thể hiện được điều đó, nhất là tư tưởng, giọng điệu, tài năng, hồn cốt của trường ca. Trần Thế Tuyển đúc kết, chiêm nghiệm, rút ra bài học nhân sinh sâu sắc. Trần Thế Tuyển có cái nhìn thấu đáo mà tinh tế, từ sâu thẳm ở phía sau vũ trụ. Những người ra đi không trở lại. Họ đi về nơi cõi vĩnh hằng cho đất nước thái bình: Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia.
Ở đây, người đọc trường ca Phía sau mặt trời tự cảm phục với lối viết nâng niu, trân trọng nhưng đầy cảm xúc, trong sáng đến lạ thường của Trần Thế Tuyển. Người viết nắm chắc biểu cảm ngôn ngữ một cách sâu sắc, tạo nên chân dung đất nước 4.000 năm quật cường chống ngoại xâm. Chân dung nhân dân, mẹ cha ông bà, anh chị em… và sự hy sinh thầm lặng của họ.
Trần Thế Tuyển đã đi qua và được tôi luyện trong cuộc chiến tranh. Anh đã khắc họa cuộc trường chinh ấy qua thi ảnh đẹp đẽ, sinh động. Anh không sa vào lối viết liên tưởng và đặc biệt không tô hồng hiện thực, không bôi đen quá khứ. Trần Thế Tuyển tạo ra chất lắng của thơ như đụng đến rung cảm của người đọc. Trường ca Phía sau mặt trời đã lắng sâu vào tâm can mà không cần điều gì tác động. Bởi sự linh thiêng, dịu vợi ngát thơm như hiện thân các anh hùng liệt sĩ đang hiển hiện với non sông đất nước. Hai câu thơ thành hai câu đối thần kỳ, linh hương mà Trần Thế Tuyển đã chắt lọc qua cuộc chiến tranh để tạc nên dáng đứng bất tử, sự hy sinh cao cả của các thế hệ người Việt trên con đường chống ngoại xâm và giữ gìn độc lập, tự do: Phía sau mặt trời/ Những chàng trai, cô gái/ Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí quốc gia.
Phía sau mặt trời là nơi người lính ra trận, đi vào trong truyền thuyết huyền thoại để Tổ quốc hôm nay mãi mãi mùa xuân: Đất nước tôi/ Từ già đến trẻ/ Nằm lòng truyền thuyết tổ tiên/ Sông Như Nguyệt đêm đêm/ Thơ thần/ Tuyên ngôn dựng nước/ Đất nước tôi máu thắm từng tấc đất/ Xương chất đầy núi sông. Tất cả xương máu ấy của biết bao thế hệ làm nên đất nước hôm nay tự do, độc lập.
Trường ca Phía sau mặt trời đã hòa quyện vào đất trời sông núi, là tiếng chuông tâm linh vang vọng dội vào ký ức xa xưa: Khi chúng tôi tìm đất xây đền:/ Tím hoàng hôn/ Từng giọt chuông chùa/ Mái ấm xạc xào trong gió/ Anh Hải chính trị viên/ Và o Hồng về đó/ Cứ nói cười như tuổi hai mươi/ Đồng đội về cả rồi/ Thủ trưởng ơi/ Vị tướng già lấy khăn lau nước mắt/ Nỗi khát khao đã thành sự thật/ Bao hương hồn có mái nhà chung.
Ngòi bút và tâm can của Trần Thế Tuyển đã hóa vào kỷ niệm, chạm vào miền xa thẳm thiêng liêng, sâu sắc và tinh tế trong Phía sau mặt trời của vũ trụ bao la.