Tự bảo vệ mình khi mua hàng trên mạng

Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại những rủi ro xung quanh. Việc mua hàng hóa, dịch vụ thông qua các giao dịch “online” lại là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro hơn cả, đòi hỏi sự cẩn thận của mỗi người tiêu dùng. Để tránh phải chịu những thiệt hại không đáng có cho người tiêu dùng, Hội Chống gian lận thương mại & Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (Gọi tắt là Tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng AFCA) khuyến cáo người tiêu dùng cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Cuộc sống chúng ta luôn tồn tại những rủi ro xung quanh. Việc mua hàng hóa, dịch vụ thông qua các giao dịch “online” lại là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro hơn cả, đòi hỏi sự cẩn thận của mỗi người tiêu dùng. Để tránh phải chịu những thiệt hại không đáng có cho người tiêu dùng, Hội Chống gian lận thương mại & Hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (Gọi tắt là Tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng AFCA) khuyến cáo người tiêu dùng cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  Nên Không nên
Trước khi giao dịch

- Tìm hiểu và xác thực thông tin về người bán (địa chỉ, trụ sở công ty, người đại diện theo pháp luật, người giao dịch, địa chỉ liên hệ), về hàng hóa mua bán (giá cả, xuất xứ, quy cách, chất lượng, chế độ bảo hành, hậu mãi).

- Tham khảo lịch sử mua bán của người bán, phản hồi của người mua trước.

- Ưu tiên chọn giao dịch với người bán có trụ sở hoặc nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, đăng tải trên trang web với tên miền có đuôi *.vn vì các trang web này được kiểm tra, cấp phép và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Từ chối giao dịch, hoặc thận trọng xem xét đối với các chương trình, đề nghị khuyến mại mà giá trị vật chất dùng để khuyến mại vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ (quy định khuyến mãi chỉ cho phép thương nhân giảm giá tối đa 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ).

- Giao dịch với những cá nhân, tổ chức không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về người bán, về hàng hóa mua bán không đúng, không đủ, không rõ ràng, không có thực.

- Giao dịch với người bán có nhiều phản hồi xấu từ những người mua trước.

- Chọn địa điểm giao dịch xa lạ, vắng vẻ, giao dịch vào thời điểm thưa vắng người (ngay cả khi giao dịch tại nhà riêng, văn phòng của người mua/người bán).

- Giao dịch với tổ chức, cá nhân không thể xác minh được thông tin (người bán không chuyên nghiệp, hoặc vì lý do khác không thể tìm thấy thông tin).

Khi giao dịch

- Yêu cầu người bán cung cấp hợp đồng, hóa đơn, giấy bảo hành, các chứng từ khác có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Dành thời gian để đọc, hiểu nội dung trước khi ký, nhận, thực hiện các tài liệu, văn bản.

- Xem xét tình trạng chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi nhận hàng, phản hồi bằng văn bản cho người bán về các lỗi nếu có và yêu cầu khắc phục (đổi/trả, sửa chữa, giảm giá).

- Chuyển tiền trước, nhận hàng sau.

- Nhận hàng hóa khi không đầy đủ chứng từ hợp đồng, hóa đơn, giấy bảo hành, các chứng từ khác có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Nhận hàng hóa bị lỗi, khuyết tật.

Sau khi giao dịch

- Khi phát sinh hỏng hóc, sự kiện khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa: tìm cách hạn chế thiệt hại và thông báo cho người bán, tạo điều kiện cho người bán thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ, khắc phục hậu quả.

- Tự mình hoặc yêu cầu bên thứ ba thực hiện việc can thiệp, sửa chữa sản phẩm khi chưa thông báo cho người bán/đơn vị sản xuất/Đơn vị bảo hành và yêu cầu người bán/ đơn vị sản xuất/đơn vị bảo hành thực hiện nghĩa vụ.

Những vấn đề khác

- Thể hiện dưới dạng văn bản việc giao tiền, nhận hàng, thông báo, yêu cầu, các cam kết, thỏa thuận về việc bảo hành sản phẩm, đổi/trả hàng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

- Tài liệu giao dịch ghi rõ ràng, chi tiết, có đầy đủ chữ ký của những người liên quan, có đóng dấu pháp nhân hợp lệ.

- Bảo quản cẩn thận tài liệu giao dịch.

- Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình mua bán, sử dụng, bảo hành… sản phẩm, hàng hóa, các bên cùng thương lượng để giải quyết, nếu không thỏa thuận được, thì đề nghị Tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng AFCA hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Im lặng và bỏ qua đối với các vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của đơn vị kinh doanh hàng hóa qua mạng. Khi phát hiện đơn vị có dấu hiệu lừa dối, thiếu trách nhiệm, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng cần viết thông báo/hoặc khiếu nại đến cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi chính mình và cộng đồng.

- Lo sợ về rắc rối khi khiếu nại. Kể từ ngày 1-7-2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã chính thức hiệu lực với rất nhiều điều khoản cụ thể. Các quy định khác cũng đã được Chính phủ ban hành nhằm xử phạt nặng các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

- Lợi dụng sản phẩm lỗi, hoặc/và tranh chấp với người bán/đơn vị sản xuất/đơn vị bảo hành để thực hiện hành vi không phù hợp như đe dọa, tống tiền, đòi hỏi tiền, lợi ích vật chất…

Luật sư Hoàng Trinh
Văn phòng Khiếu nại người tiêu dùng AFCA (www.afca.vn)

Tin cùng chuyên mục