Ngày 21-6, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đồ án, TPHCM vẫn giữ vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của vùng, có vai trò hỗ trợ, liên kết với các đô thị khác trong vùng để cùng phát triển. Trên tinh thần này, dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80%-90%.

Cùng với TPHCM, các vùng phụ cận gồm Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An), Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương), Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) sẽ hợp thành tiểu vùng đô thị trung tâm.
Trong đó, TP Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc; TP Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông; đô thị Tây Bắc Củ Chi, Hậu Nghĩa, Đức Hòa là các đô thị động lực phía Tây Bắc; các đô thị Bến Lức, Cần Giuộc, Hiệp Phước là đô thị sinh thái phía Tây Nam. Tỷ lệ đô thị hóa ở tiểu vùng đô thị trung tâm rất cao, dự báo đến năm 2030 đạt tới 90%
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Quy hoạch chung TPHCM: Phải xứng tầm đô thị đặc biệt
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam
-
Thừa Thiên - Huế: Nghiên cứu phương án di dời biệt thự kiến trúc thời Pháp thuộc ra sát sông Hương
-
Điều chỉnh nhiều quy định về lập quy hoạch
-
Việc lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030: Tất cả các địa phương đều chậm tiến độ
-
Hơn 95 tỷ đồng lập quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040
-
Diễn đàn góp ý cho quy hoạch chung TPHCM trên Báo SGGP: Giữ “hồn cốt” Sài Gòn - TPHCM
-
Xã hội hóa tái lập tuyến đường Lê Lợi
-
Quy chế Quản lý kiến trúc đô thị TPHCM: Ưu đãi chỉnh trang đô thị dọc tuyến metro
-
Thi ý tưởng thiết kế không giam ngầm