Vai trò của công nghệ thông tin trong học tập chủ động

Từ ngày thành lập đến nay, Hệ thống trường Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APC) luôn triển khai việc ứng dụng tiện ích công nghệ thông tin (CNTT) vào việc giảng dạy và quản lý, nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo học sinh thành những công dân toàn cầu sau này.

Từ ngày thành lập đến nay, Hệ thống trường Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APC) luôn triển khai việc ứng dụng tiện ích công nghệ thông tin (CNTT) vào việc giảng dạy và quản lý, nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo học sinh thành những công dân toàn cầu sau này.

Internet và phương thức học tập 2.0

Theo các chuyên gia ngành CNTT, thế giới phẳng của kỷ nguyên toàn cầu hóa cần đến những con người năng động, biết làm chủ công nghệ, nắm bắt và xử lý tốt thông tin. Vì thế, cách dạy và cách học cũng phải thay đổi theo hướng học tập chủ động (Active Learning). Người dạy và người học phải tương tác thường xuyên, trước, trong và sau từng giờ học. Do vậy, yêu cầu này sẽ khó thực hiện được nếu không có sự thay đổi về công cụ dạy và học.

Sau gần 2 thập niên du nhập vào Việt Nam, internet ngày nay đã phát triển sâu rộng đến mọi ngóc ngách, mọi gia đình, mọi trường học. Với sự phổ biến của internet, phương thức học tập đã có những thay đổi về căn bản.

Một lớp học với thiết bị điện tử Mimio tại APC

Một lớp học với thiết bị điện tử Mimio tại APC

Học sinh ngày nay không còn sợ thiếu tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc mở mang kiến thức, bởi tất cả đều có thể tìm được trong kho tư liệu khổng lồ trên internet. Nhưng để sử dụng chúng một cách hiệu quả, học sinh cần chọn lọc, tổng hợp và kết nối thành những bài học phù hợp cho mình.

Internet giúp cho học sinh có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ đơn giản như diễn đàn, thư điện tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với môn ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đó là một phương thức học rất hiệu quả, bởi có thể học mọi lúc, mọi nơi và sự tương tác xảy ra tức thì.

APC chủ trương khai thác việc sử dụng internet trong hoạt động dạy và học. Về mặt cơ sở hạ tầng CNTT, nhà trường đầu tư trang bị đường truyền internet có dây và không dây phủ kín các phòng học và phòng làm việc... Về mặt định hướng, APC tổ chức đào tạo cho giáo viên và học sinh cách thức khai thác nguồn tài nguyên trên internet, giới thiệu lớp học online, xây dựng khóa học online của chính APC. Nhà trường cũng đưa tiêu chí sử dụng internet và các ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào tiêu chí tiên quyết của giáo viên.

Ban lãnh đạo Hệ thống Trường Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, một trong những dự án quy mô hàng đầu tại APC được đầu tư bài bản từ hạ tầng đến chuyên môn đó chính là dự án thành lập Mô hình Lớp học trực tuyến (E-Learning). Trong năm học mới 2012-2013, APC sẽ đưa vào sử dụng Mô hình giảng dạy tiên tiến này vào chương trình chính khóa, bao gồm các tính năng chính như:

- Lớp học trực tuyến: lưu trữ bài giảng, phim minh hoạ, tài liệu tham khảo, bài thi trắc nghiệm ….
- Sổ liên lạc điện tử: báo điểm, báo tình hình sức khỏe, học tập của học sinh qua e-mail, tin nhắn SMS….

- Các hoạt động giao lưu trực tuyến: diễn đàn học thuật và CLB sở thích, các buổi giao lưu trực tuyến, cầu truyền hình giữa cơ sở của toàn hệ thống.

Ứng dụng trong giảng dạy và quản lý ở APC

Bên cạnh dự án E-Learning, trong những năm qua, APC đã triển khai áp dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý, trong đó: 

1. Ứng dụng Giáo án điện tử và thiết bị Bảng tương tác điện tử thông minh hỗ trợ giảng dạy – Mimio:

Nhằm tăng cường tính sinh động và khả năng tự chủ của học sinh, tất cả giáo viên tại APC đều dùng giáo án điện tử kết hợp sử dụng thiết bị hỗ trợ là Bảng tương tác điện tử thông minh theo công nghệ Hoa Kỳ - Mimio trong giảng dạy. Với sự trợ giúp của thiết bị công nghệ cao, giáo viên dễ dàng giúp học sinh “tương tác” trực tiếp vào bài giảng của mình một cách trực quan và đa dạng, tạo cảm hứng cho giáo viên lẫn học sinh. Từ đó, giúp học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn, phát huy khả năng suy luận và trí tưởng tượng của các em.

2. Xây dựng thư viện điện tử:

Để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng, từ năm học 2011 – 2012, APC đã xây dựng trang thông tin tra cứu tư liệu giảng dạy và học tập trực tuyến. Với sự trợ giúp của Thư viện điện tử, giáo viên APC dễ dàng tạo ra bài giảng điện tử phong phú, sinh động; học sinh tra cứu thông tin bổ ích một cách chuyên sâu.

3. Xây dựng trang phim tư liệu Khoa học trực tuyến (APC eDocumentary):

Cũng nằm trong các dự án hỗ trợ giảng dạy, trong năm học 2011 – 2012, APC cho ra đời trang phim Khoa học trực tuyến đủ các thể loại: Toán học, Vật lý, Văn học, Sinh học, Tâm lý… Với sự kết hợp giữa vừa dạy vừa minh họa kiến thức qua tập phim tài liệu khoa học có chất lượng cao, giúp học sinh tiếp thu kiến thức được học từ lý thuyết một cách dễ dàng và có được những giờ phút giải trí thư giãn thật lý thú. Hơn thế nữa, học sinh APC có thể truy cập vào trang Phim tư liệu Khoa học trực tuyến này tại bất kỳ đâu bằng cách sử dụng tài khoản được cấp.

Kết quả cho thấy, việc đưa các tiến bộ của CNTT vào hoạt động dạy và học tại APC, một mặt nâng cao hiệu quả đào tạo, cá nhân hóa quá trình học của học sinh, tiết kiệm được nhiều nguồn lực về thời gian và nhân sự. Mặt khác, giúp học sinh làm chủ phương pháp học tập mới, chủ động hơn, có nhiều sự tương tác hơn, biết tìm kiếm và xử lý thông tin. Với một hành trang như thế, các em sẽ tự tin bước vào con đường du học, tự tin bước vào thế giới phẳng.

ANH TRINH - BẢO KIM

Tin cùng chuyên mục