Chính sách mở cửa để chào đón dân nhập cư nhằm bù đắp lực lượng lao động thiếu hụt sau chiến tranh khiến Đức trở thành quốc gia có lượng người nhập cư lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Người Thổ Nhĩ Kỳ là người nước ngoài có số lượng đông nhất tại Đức. Tuy nhiên, lực lượng lao động đến Đức sớm nhất phải kể đến là người Ý.
Cũng vì lý do này nên vô hình trung, văn hóa Ý được truyền bá rộng rãi trong lòng nước Đức. Sức ảnh hưởng của văn hóa Ý tại Đức mang đến những điểm thú vị mà quốc gia chủ nhà của những người nhập cư này luôn chào đón. Ở một khía cạnh nào đó, người Ý giống người Việt ở điểm nặng tính gia đình. Đàn ông Ý rất yêu mẹ của mình, từ đó có xu thế gắn bó và chịu sự chi phối cũng như ảnh hưởng của người mẹ tới cuộc sống sau này.
Khi tôi sinh bé đầu lòng đã không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh họ hàng anh em trong một đại gia đình người Ý đến thăm một người cũng vừa sinh em bé. Họ xếp hàng từ đầu dãy hành lang cho đến tận phòng hồi sức của sản phụ. Người Ý cũng nổi tiếng... ồn ào. Họ nói nhanh, nói to và tám chuyện rôm rả. Trong khi bệnh nhân hàng xóm đón chào nhiều khách đến thăm như vậy, từ ngày nọ sang ngày kia, thì tôi và một sản phụ người Đức khác chỉ có vài ba người anh em thân thiết trong gia đình lui tới. Tuy nhiên, do biết trước được đặc tính dân tộc của họ nên chúng tôi tuyệt nhiên không có tâm trạng tủi thân hay ganh tị. Sự “ồn ào” trong cách hành xử của người Ý thể hiện rất rõ khi họ tổ chức đám cưới hỏi. Nếu như người Đức chỉ kín đáo điều một vài xe ô tô và mời khoảng trên dưới chục người thân nhất đến dự tiệc cưới - thì ngược lại, người Ý đến chúc phúc bạn bè, họ hàng của họ rất đông. Trên đường phố, họ diễu hành từng đoàn dài xe ô tô, bóp còi inh ỏi, mở nhạc to hết cỡ, thậm chí còn buộc... lon nước đằng sau xe để tạo âm thanh vui vẻ hứng khởi nhất có thể. Người đi đường cũng không cảm thấy phiền, chỉ mỉm cười độ lượng chúc phúc cho họ. Những chiếc xe vespa cổ lưu thông (vespa - tiếng Ý nghĩa là con ong) là hình ảnh phổ biến trên đường phố Đức vào mùa hè nắng vàng rực rỡ. Một chiếc xe vespa cổ của thanh niên Ý với âm thanh giòn giã vui tai cùng vệt khói dài để lại trên đường phố Đức thường tạo hứng khởi cho bất cứ người dân tham gia giao thông nào.
Tất nhiên, nhắc đến văn hóa của người Ý, không thể không nhắc đến món ăn spaghetti và pizza. Hai món ăn đặc trưng này, cũng như tại nhiều nước trên thế giới, phổ biến trong nền văn hóa ẩm thực của nước Đức đã lâu năm, không còn là thứ quý hiếm tại Đức. Sức ảnh hưởng và nhân rộng của nó khiến cho hai loại thực phẩm này bày bán khắp nơi trong siêu thị Đức, do chính các nhà sản xuất Đức tung ra thị trường. Tuy nhiên, giới sành ăn và yêu thích đặc biệt hai món ăn này, thường lui tới các tiệm Ý có mặt khắp nơi trên đất Đức để thưởng thức chúng. Cũng như cách mà người dân nơi đây truyền tai nhau rằng, muốn ăn đúng và “đạt” tới cái hồn cao nhất của món chả giò (nem rán) vốn có nguồn gốc Việt Nam, thì không có sự lựa chọn nào khôn ngoan hơn là lui tới một nhà hàng Việt Nam trên đất Đức.
Cũng vì lý do này nên vô hình trung, văn hóa Ý được truyền bá rộng rãi trong lòng nước Đức. Sức ảnh hưởng của văn hóa Ý tại Đức mang đến những điểm thú vị mà quốc gia chủ nhà của những người nhập cư này luôn chào đón. Ở một khía cạnh nào đó, người Ý giống người Việt ở điểm nặng tính gia đình. Đàn ông Ý rất yêu mẹ của mình, từ đó có xu thế gắn bó và chịu sự chi phối cũng như ảnh hưởng của người mẹ tới cuộc sống sau này.
Khi tôi sinh bé đầu lòng đã không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh họ hàng anh em trong một đại gia đình người Ý đến thăm một người cũng vừa sinh em bé. Họ xếp hàng từ đầu dãy hành lang cho đến tận phòng hồi sức của sản phụ. Người Ý cũng nổi tiếng... ồn ào. Họ nói nhanh, nói to và tám chuyện rôm rả. Trong khi bệnh nhân hàng xóm đón chào nhiều khách đến thăm như vậy, từ ngày nọ sang ngày kia, thì tôi và một sản phụ người Đức khác chỉ có vài ba người anh em thân thiết trong gia đình lui tới. Tuy nhiên, do biết trước được đặc tính dân tộc của họ nên chúng tôi tuyệt nhiên không có tâm trạng tủi thân hay ganh tị. Sự “ồn ào” trong cách hành xử của người Ý thể hiện rất rõ khi họ tổ chức đám cưới hỏi. Nếu như người Đức chỉ kín đáo điều một vài xe ô tô và mời khoảng trên dưới chục người thân nhất đến dự tiệc cưới - thì ngược lại, người Ý đến chúc phúc bạn bè, họ hàng của họ rất đông. Trên đường phố, họ diễu hành từng đoàn dài xe ô tô, bóp còi inh ỏi, mở nhạc to hết cỡ, thậm chí còn buộc... lon nước đằng sau xe để tạo âm thanh vui vẻ hứng khởi nhất có thể. Người đi đường cũng không cảm thấy phiền, chỉ mỉm cười độ lượng chúc phúc cho họ. Những chiếc xe vespa cổ lưu thông (vespa - tiếng Ý nghĩa là con ong) là hình ảnh phổ biến trên đường phố Đức vào mùa hè nắng vàng rực rỡ. Một chiếc xe vespa cổ của thanh niên Ý với âm thanh giòn giã vui tai cùng vệt khói dài để lại trên đường phố Đức thường tạo hứng khởi cho bất cứ người dân tham gia giao thông nào.
Tất nhiên, nhắc đến văn hóa của người Ý, không thể không nhắc đến món ăn spaghetti và pizza. Hai món ăn đặc trưng này, cũng như tại nhiều nước trên thế giới, phổ biến trong nền văn hóa ẩm thực của nước Đức đã lâu năm, không còn là thứ quý hiếm tại Đức. Sức ảnh hưởng và nhân rộng của nó khiến cho hai loại thực phẩm này bày bán khắp nơi trong siêu thị Đức, do chính các nhà sản xuất Đức tung ra thị trường. Tuy nhiên, giới sành ăn và yêu thích đặc biệt hai món ăn này, thường lui tới các tiệm Ý có mặt khắp nơi trên đất Đức để thưởng thức chúng. Cũng như cách mà người dân nơi đây truyền tai nhau rằng, muốn ăn đúng và “đạt” tới cái hồn cao nhất của món chả giò (nem rán) vốn có nguồn gốc Việt Nam, thì không có sự lựa chọn nào khôn ngoan hơn là lui tới một nhà hàng Việt Nam trên đất Đức.