Về Đề án Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải - Vốn ngân sách khoảng 8,9%

Chiều 10-5, Phòng Thông tin Tuyên truyền thuộc Văn phòng Bộ GTVT đã phát đi bản Thông cáo báo chí về Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm giải đáp những thắc mắc của dư luận về Đề án này trong thời gian qua.

(SGGP).- Chiều 10-5, Phòng Thông tin Tuyên truyền thuộc Văn phòng Bộ GTVT đã phát đi bản Thông cáo báo chí về Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm giải đáp những thắc mắc của dư luận về Đề án này trong thời gian qua.

Theo Bộ GTVT, Đề án CNH-HĐH được xây dựng trên cơ sở định hướng cho cả quá trình trong giai đoạn dài đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, không phải tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay. Nguồn kinh phí được dự kiến chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn ngoài ngân sách (chiếm khoảng 91,1%), nguồn vốn ngân sách chỉ là một phần rất nhỏ (khoảng 8,9%) trong tổng nguồn vốn triển khai thực hiện Đề án CNH-HĐH. Đề án dự kiến kinh phí hơn 223.000 tỷ đồng là kinh phí tổng hợp.

Riêng trụ sở mới của Bộ GTVT, trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó, sẽ tiến hành “Di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung”.

Ngày 29-12-2011, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 2469/TTg-KTN đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ GTVT được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ GTVT đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo giá thị trường.

Mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của Bộ GTVT hiện nay thực hiện đúng quy định pháp luật.


 B.QUYÊN

Tin cùng chuyên mục