Việt Nam có 23 cơ sở cá tra đủ điều kiện vào Mỹ

Việt Nam có 23 cơ sở cá tra đủ điều kiện vào Mỹ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố danh sách các nhà máy, công ty ở 4 quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường nước này theo Chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes (trong đó có cá tra và cá basa).

Theo đó, Việt Nam có 23 nhà máy, công ty đủ điều kiện, gồm: Tập đoàn Hùng Vương, Nhà máy số 7 (AGIFISH CO), Nhà máy số 8 (AGIFISH CO), Xí nghiệp đông lạnh AGF 9, Agifish Food Processing Factory, Phân xưởng 2 (Tập đoàn Hùng Vương), EJS CO và Công ty GEMPIMEX 404, Phân xưởng số 2 (CTCP Vĩnh Hoàn), Phân xưởng số 3 (CTCP Vĩnh Hoàn), CTCP Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH hải sản Biển Đông, GOLDENQUALITY, Công ty thực phẩm XK Vạn Đức Tiền Giang, SOUTHVINA, CTCP hải sản NTFS, Phân xưởng 1 Xí nghiệp đông lạnh thủy sản CADOVIMEX II (Công ty CADOVIMEX II), SONASEAFOOD, Công ty thực phẩm đông lạnh Tân Thành Lợi, AQUATEX Bến Tre, Công ty thực phẩm và thủy sản Việt Phú, ACOMFISH, Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Bến Tre (C.P Việt Nam). Ngoài Việt Nam, Trung Quốc có 19 nhà máy, Myanmar có 13 nhà máy và Thái Lan có 7 nhà máy.

Việt Nam có 23 cơ sở chế biến cá tra đủ điều kiện vào thị trường Mỹ.  (Trong ảnh: Chế biến cá tra xuất khẩu tại tỉnh An Giang). Ảnh T. Kiên

Bắt đầu từ ngày 1-3, Chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes đã có hiệu lực và có giai đoạn chuyển tiếp 18 tháng. Hết thời gian chuyển tiếp, từ ngày 1-9-2017, Chương trình sẽ hoàn toàn được áp dụng. Trong suốt thời gian chuyển tiếp, Cơ quan Quản lý ATTP (FSIS) thuộc USDA sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất một lần/quý tại cơ sở nhập khẩu của Mỹ có nhập khẩu các lô hàng các thuộc họ Siluriformes. Mục đích là để giám định chủng loại cá và dư lượng hóa chất.

Các nước sản xuất cá da trơn thuộc họ Siluriformes, nếu muốn tiếp tục XK các sản phẩm cá thuộc họ này sang Mỹ sau thời gian chuyển tiếp, cần phải nộp hồ sơ cho FSIS để xem xét tiêu chuẩn tương đồng. 

Cẩm Nhi

Tin cùng chuyên mục