Còn về sản xuất, Việt Nam đang đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Indonesia. Thị phần xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt Nam là Mỹ (chiếm gần 36%), kế đến là EU (hơn 31%), số còn lại rơi vào thị trường châu Á, Á - Âu…
Tuy nhiên, nhìn nhận thách thức cạnh tranh của ngành giày da trong năm 2018, nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ gay gắt hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do một số thị trường mới nổi như Campuchia, Lào, Myanmar, Bangladesh… có chi phí sản xuất thấp hơn, nhân công rẻ hơn và thuế cũng thấp hơn. Nhiều thương hiệu giày da lớn trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất cũng như đơn đặt hàng sang các thị trường mới nổi này.
Tại Việt Nam, hiện có 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giày da nhưng có đến 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất khó có khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất nhằm gia tăng nội lực cạnh tranh. Số còn lại chiếm 20% có khả năng chuyển đổi công nghệ nhưng thiếu sự chủ động về nguồn vốn đầu tư. Chỉ có 5% doanh nghiệp có khả năng và đã chuyển đổi để bắt kịp xu hướng cạnh tranh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhìn nhận thách thức cạnh tranh của ngành giày da trong năm 2018, nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ gay gắt hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do một số thị trường mới nổi như Campuchia, Lào, Myanmar, Bangladesh… có chi phí sản xuất thấp hơn, nhân công rẻ hơn và thuế cũng thấp hơn. Nhiều thương hiệu giày da lớn trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất cũng như đơn đặt hàng sang các thị trường mới nổi này.
Tại Việt Nam, hiện có 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giày da nhưng có đến 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất khó có khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất nhằm gia tăng nội lực cạnh tranh. Số còn lại chiếm 20% có khả năng chuyển đổi công nghệ nhưng thiếu sự chủ động về nguồn vốn đầu tư. Chỉ có 5% doanh nghiệp có khả năng và đã chuyển đổi để bắt kịp xu hướng cạnh tranh trong thời gian tới.