Vn-Index bật lên 430 điểm

Index hai sàn giao dịch Hà Nội và TP.HCM bật tăng trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, 23-11. Tăng 4,62 điểm, Vn-Index nhích qua 430 điểm khi đạt 430,81 điểm cùng 187 mã chứng khoán tăng giá, 47 mã đứng giá và 41 mã giảm giá. HNX-Index cũng tăng 1,19 điểm, đạt 99,05 điểm cùng 229 mã chứng khoán tăng giá, 26 mã đứng giá và 69 mã giảm giá. Thanh khoản toàn thị trường giảm xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

(SGGPO).- Index hai sàn giao dịch Hà Nội và TP.HCM bật tăng trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, 23-11. Tăng 4,62 điểm, Vn-Index nhích qua 430 điểm khi đạt 430,81 điểm cùng 187 mã chứng khoán tăng giá, 47 mã đứng giá và 41 mã giảm giá. HNX-Index cũng tăng 1,19 điểm, đạt 99,05 điểm cùng 229 mã chứng khoán tăng giá, 26 mã đứng giá và 69 mã giảm giá. Thanh khoản toàn thị trường giảm xuống dưới 1.000 tỷ đồng.

Bên tung, bên hứng 
Các báo cáo phân tích doanh nghiệp thiếu khách quan từ lâu đã là vấn đề nhức nhối của thị trường. Thế nên, nếu CTCK lại đi thực hiện báo cáo về DN có chung một chủ hoặc cùng tập đoàn, thì mức độ tin cậy sẽ khó cao...xem tiếp

Chốt giao dịch đợt 1, Vn-Index giữ giá tham chiếu ban đầu là 426,19 điểm cùng 480.500 đơn vị chứng khoán được giao dịch trị giá trên 10,599 tỷ đồng, giảm khoảng 45% cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch so với cùng kỳ phiên hôm qua.

Nửa đầu phiên giao dịch tiếp theo, Vn-Index bật tăng với biên độ khá hẹp, giao dịch trên sàn HOSE khá ảm đạm. Sau đó, sự trở lại hàng loạt của các mã chứng khoán thuộc nhóm blue-chips đã giúp Vn-Index bật tăng mạnh, khối lượng giao dịch cũng không vì thế mà tăng nhanh.

Chốt giao dịch phiên khớp lệnh liên tục, Vn-Index tăng 3,66 điểm (so với điểm tham chiếu), đạt 429,85 điểm, tăng tương đương 0,85%. Khối lượng giao dịch hết phiên 2 cũng chỉ đạt khoảng 19,346 triệu đơn vị chứng khoán tương ứng với giá trị giao dịch đạt trên 415,253 tỷ đồng, giảm khoảng 21% cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch so với cùng kỳ phiên hôm qua.

Cú sốc lạm phát
Khép lại tuần giao dịch thứ 3 của tháng 11, cả 2 chỉ số chính của TTCK Việt Nam đã có tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp. VN Index giảm 15,1 điểm, tương đương 3,42%, đóng cửa ở mức 426,51 điểm. HNX Index giảm 2,52 điểm, tương đương 2,48%, đóng cửa ở mức 99,1 điểm...xem tiếp

Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, 23-11, Vn-Index tăng 4,62 điểm, đạt 430,81 điểm (tăng tương đương 1,08%) cùng 187 mã chứng khoán tăng giá, 47 mã đứng giá và 41 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn HOSE đạt 24.955.862 đơn vị chứng khoán, tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt trên 547,607 tỷ đồng.

Các mã chứng khoán thuộc nhóm ngân hàng có EIB và STB giữ giá tham chiếu ban đầu (EIB là 13.500 đồng/cổ phiếu; STB là 13.900 đồng/cổ phiếu), còn lại đều tăng, CTG tăng 0,2 điểm, đạt 18,4 điểm/cổ phiếu; VCB tăng 1,2 điểm, đạt 33 điểm/cổ phiếu. Các blue-chips còn lại đa số đều tăng điểm, nỗi bật trong số đó có SAM tăng trần 0,8 điểm, đạt 16,8 điểm/cổ phiếu cùng dư bán trống trơn trong khi dư mua vẫn còn.

Chỉ số HNX-Index trên sàn giao dịch Hà Nội, sáng nay, 23-11, tăng 1,19 điểm, đạt 99,05 điểm (tăng tương đương 1,22%) cùng 229 mã chứng khoán tăng giá, 26 mã đứng giá và 69 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.940.726 đơn vị chứng khoán, tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt trên 428,746 tỷ đồng, giảm khoảng 10% về khối lượng giao dịch và khoảng 13% về giá trị giao dịch so với phiên hôm qua. PVX và SHN là hai mã chứng khoán có khối lượng giao dịch dẫn đầu sàn Hà Nội với khối lượng giao dịch đạt khoảng 1,7 triệu cổ phiếu.

Tiến Tùng

Nhiễu thông tin chính sách

Trước những diễn biến bất thường của nền kinh tế, cuộc họp bàn về những vấn đề vĩ mô cấp bách đã được Thường trực Chính phủ tổ chức vào tối 3-11. Tại cuộc họp này, nhiều giải pháp được đưa ra như không điều chỉnh tỷ giá, can thiệp mạnh bằng cách bán ngoại tệ để bình ổn thị trường…

Thế nhưng đến nay dường như các giải pháp này chưa phát huy được hiệu quả, thậm chí còn nảy sinh một số diễn biến phức tạp hơn. Sau vài ngày giảm nhẹ, tỷ giá VNĐ/USD đã tăng vọt lên trên 21.000 đồng/USD và đến nay vẫn tiếp tục xoay quanh mức này (khi Thường trực Chính phủ quyết định can thiệp, tỷ giá mới đang ở mức trên 20.000 đồng/USD).

Đáng lo ngại hơn là cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại. Lãi suất thị trường lúc đó đang được kéo giảm xuống mức 11%/năm, nay lãi suất huy động tiền gửi có ngân hàng niêm yết ở mức 13,5%/năm. Lãi suất huy động tăng cao cũng kéo lãi suất vay lên tới 16-18%/năm khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Còn lãi suất cho vay tiêu dùng có nơi đã áp dụng mức 20-21%/năm như thời kỳ đỉnh cao lạm phát năm 2008.

xem tiếp

>> Mời bạn xem bảng giao dịch điện tử sàn HOSE (TPHCM) và sàn HNX (Hà Nội). 

Tin cùng chuyên mục