Ngổn ngang… thực hiện Năm nếp sống văn minh đô thị

Bài 2: Chướng mắt đại, tiểu tiện!

TPHCM chọn năm 2008 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị và hành trình này đã đi được chặng đường hơn 1 tháng. Thế nhưng, trên đường phố, trong các con hẻm, những khu dân cư… những chuyện "trái tai gai mắt" về đại, tiểu tiện vẫn thường diễn ra trước mắt người dân.
Bài 2: Chướng mắt đại, tiểu tiện!

TPHCM chọn năm 2008 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị và hành trình này đã đi được chặng đường hơn 1 tháng. Thế nhưng, trên đường phố, trong các con hẻm, những khu dân cư… những chuyện "trái tai gai mắt" về đại, tiểu tiện vẫn thường diễn ra trước mắt người dân.
 
 Bài 2: Chướng mắt"đại, tiểu tiện"!
 
Chiều một ngày cuối tháng 2-2008, lúc khoảng 16 giờ 30, xe cộ qua lại như mắc cửi trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn ngay Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Ai cũng chạy cho nhanh vì sợ đến giờ "G" tan tầm sẽ kẹt xe. Trong dòng người qua lại ấy, thật khó tin ngay trên lề đường, một người phụ nữ trạc hơn 30 tuổi "vô tư" ngồi đại tiện trước một nắp cống. Ai qua lại cũng thấy cảnh tượng hãi hùng đó. "Xong" việc, người phụ nữ đứng lên, quăng lại mấy tờ giấy vệ sinh xuống miệng cống… 

  • Bạ đâu... "xả" đó!  

Trạm xe buýt gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Nguyễn Thị Minh Khai là nơi tập trung khá đông sinh viên Trường ĐH KHXH-NV TPHCM đón xe khi tan học. Điểm lạ là gần như chỉ có một vài bạn kiên trì đứng trong nhà chờ đợi xe, còn những người khác đứng cách đó khá xa. Chúng tôi hỏi một bạn sinh viên nữ lý do, cô gái nhăn mặt nói ngay: "Mấy chị tới đó thì biết ngay mà!". Hóa ra là mùi xú uế ở nhà chờ này bốc lên chịu không nổi. Đây cũng là điểm "khuất mắt" để các bác tài Honda ôm, mấy chị gánh hàng rong "bí" quá "xả đại". Trời trưa nắng, mùi nồng nặc bốc lên thật khó chịu.

Bài 2: Chướng mắt đại, tiểu tiện! ảnh 1
Đục tường Di tích lịch sử văn hóa chùa Giác Lâm (bên trong đang có nhiều phật tử và du khách thăm viếng). Ảnh: Q. LÂM

Đó cũng là tình trạng chung của nhiều nhà chờ xe buýt khác trên địa bàn TP. Những khu vực trung tâm còn đỡ, nhưng ở ngoại thành thì "khốn khổ" hơn nhiều. Nguyễn Thị Ánh, công nhân Công ty Dệt may Đông Á, đường Âu Cơ, quận Tân Bình than thở: "Tụi em thường đứng ngay trước cổng công ty đợi xe buýt xuống chứ đứng ngay trạm dừng (cách cổng công ty vài mét) khai không chịu nổi".
 
Thậm chí, ngay cả ở nơi trang nghiêm, hiện tượng "đục tường" cũng xảy ra thường xuyên. Chùa Giác Lâm trên đường Lạc Long Quân (phường 10, quận Tân Bình) là ngôi chùa cổ và là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng ngày lượng khách nước ngoài đến rất đông. Nơi đây cũng có nhiều người thường xuyên đến tập thể dục, nghỉ ngơi vì khuôn viên chùa rất rộng, cây cối um tùm. Thế nhưng, bác Lan, một Phật tử thường xuyên quét dọn nhà chùa cho biết: "Nhiều người chơi thể thao hay ngồi uống nước nghỉ ngơi tại đây xong rồi tiện thể vô mấy gốc cây to phía bên hông chùa tiểu tiện luôn. Thậm chí còn có mấy cặp thanh niên cứ tới góc khuất phía sau chùa "âu yếm" nữa".

Còn bên hông chùa, ngay mé đường Lạc Long Quân cũng là nơi tập kết rác thải và thành nơi xả "tâm sự" của những người chạy Honda ôm. Ngồi ở quán cà phê đối diện chùa một buổi sáng, chúng tôi chứng kiến được 4 lần những người chạy xe ôm tấp vào "tiểu tiện" lên bức tường bên hông chùa. Thậm chí, giữa trưa ngay trên đường khá vắng vẻ, một chị bán ve chai sau khi che chắn cẩn thận và khá khuất bằng chiếc xe tay chở ve chai, đã nhanh chóng tiểu tiện luôn tại chỗ. Anh bạn tôi phì cười: "Tưởng gì, chuyện này ngày nào cũng thấy".  

  • Nỗi lòng hướng dẫn viên du lịch

 Anh Trần Minh Đạo - một hướng dẫn viên du lịch tự do có cả một "kho" về những chuyện "cười ra nước mắt". Đạo kể: có bận dẫn 3 khách Hàn Quốc tham quan chợ Bến Thành và một số địa danh khác của TP trước khi đi miền Tây. Gần đến Nhà thờ Đức Bà, một người chạy xe ôm bất ngờ tấp nhanh vào hông nhà thờ và tiểu tiện ngay vào góc tường nhà thờ. Ba người khách lần đầu sang Việt Nam cứ tròn mắt nhìn.

Có lần đi ngang khu vực bờ kè, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, nghe anh giới thiệu ở đây có mấy món ốc rẻ mà ngon, 2 nữ sinh viên Nhật đề nghị vào ăn thử. Vừa ngồi xuống bàn thì một cô chỉ cô bạn mình và ngay lập tức 2 cô quay đi. Anh nhìn theo thì… hỡi ơi, 3 ông khách đang dàn hàng ngang thi nhau "xả" xuống kênh. Chỉ ngồi ăn một buổi mà các cô ấy đã chứng kiến không dưới 20 lần các vị khách đang nhậu trong các quán (dày đặc trên tuyến kè này) "tè" xuống kênh lộ thiên. Ngồi uống vài chai bia, một cô đi vào nhà vệ sinh của quán. 5 phút sau cô ra, mặt nhăn nhúm và thở dốc, cô sinh viên này chẳng ngại nói thẳng với anh: "Khiếp quá!". Anh thật sự không biết 2 cô bạn sinh viên người Nhật nghĩ gì, nhưng với anh thì một cảm giác thật hổ thẹn khi phải để những người khách nước ngoài này chứng kiến cảnh tượng không đẹp trên. "Với tôi, đó là một sự thất bại của TP về văn minh trong mắt họ", anh nói. 

  • "Bốc mùi"... nhà vệ sinh công cộng 

Sáng chủ nhật, chúng tôi rảo quanh một số nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở khu vực trung tâm TPHCM. Bên cạnh NVSCC trông khá sạch sẽ trên đường đường Phạm Ngũ Lão (quận 1), một người khách nước ngoài đang lưỡng lự không biết có nên vào hay không dù trên tay đã có vé. Anh bạn đi cùng tôi cũng mua vé và bắt chuyện với ông. Thomas Straugger - tên người khách du lịch đó, là một người Đức, cuối cùng ông không vào nữa mà quay đi luôn. Ngồi đợi trên xe, tôi nghe ông nói với người phụ nữ đi cùng: "Let’s go, horrible!" (Chúng ta đi, khủng khiếp quá). Bởi lẽ, mùi hôi nồng nặc từ NVSCC này bay xa cỡ vài mét. Còn ngay tại NVSCC của Công ty Dịch vụ công trình công cộng quận 1 (gần chợ Nguyễn Thái Bình), dù tương đối sạch sẽ nhưng mùi hôi cộng với sàn nhà đầy nước trơn trượt cũng gây không ít bối rối cho người dân qua lại.
 
Chúng tôi dừng xe ở NVSCC ngay ở Công viên 23-9, đóng tiền và nhận 1 miếng giấy vệ sinh. Tôi mở cửa bước vào và "dội" ngay lập tức vì cảnh tượng "lềnh khênh" trong chiếc bồn cầu đầy "sản phẩm" của những người khách trước nhưng không dội nước. Đi thêm một đoạn nữa dọc con đường Lê Lai, mùi nồng gắt của nước tiểu, nước cống cùng hàng loạt đống rác ven đường thoang thoảng theo gió sộc vào mũi chúng tôi. Khu vực này cũng là nơi tập trung khá nhiều NVSCC và tất cả cùng có chung một đặc điểm dễ nhận dạng là "bốc mùi" ngay từ trước đó vài mét…  

HIỆP – THẢO – LÂM

Thông tin liên quan

 - Bài 1: Chuyện về rác!

Tin cùng chuyên mục