Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định phân cấp quản lý trong giai đoạn mới

Sáng 25-3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo phân cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố gắn với thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kết luận hội thảo
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kết luận hội thảo

Tạo tính tự chủ khi thực hiện

Báo cáo kết quả phân cấp quản lý giai đoạn 2016-2020, ông Lê Phú Nguyện, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố đã đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý trên địa bàn, tạo tính chủ động cho các ngành, địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, các nội dung đề nghị phân cấp đã gắn với quy trình giải quyết hồ sơ công việc, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý, quy định trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan. Các nội dung phân cấp đã tạo được tính đồng bộ trong quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ.

Phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vai trò của thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, chủ tịch UBND quận, huyện trong công tác quản lý tổ chức bộ máy, công chức viên chức, đặc biệt là công tác cán bộ đơn vị trực thuộc.

Phân cấp quản lý đầu tư góp phần đưa công tác triển khai các dự án đầu tư công vào quy cũ, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện
Phân cấp quản lý đất đai đã tạo tính chủ động cho địa phương trong giải quyết hồ sơ của công dân về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất rẻo, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Phân cấp quản lý đầu tư góp phần đưa công tác triển khai các dự án đầu tư công vào quy cũ, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện; tạo sự chủ động, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các quận, huyện quyết định đầu tư những công trình, dự án phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương.

Phân cấp quản lý đô thị giúp tăng cường vai trò, trách nhiệm của UBND các quận, huyện đồng thời đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa bàn.

Phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và trình độ quản lý của mỗi cấp góp phần thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công; đẩy nhanh tiến độ triển khai tự chủ của các cơ sở sự nghiệp công lập, tăng nguồn đảm bảo chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa,...

Hành lang pháp lý còn hạn chế

Pháp luật cho phép cơ quan được phân cấp có thể tiếp tục phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nội dung đã được phân cấp. Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã phân cấp. Sự đồng ý đó thể hiện ngay trong văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung phân cấp hoặc có thể bằng văn bản khác của chính cơ quan phân cấp.

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định phân cấp quản lý trong giai đoạn mới ảnh 2 UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội thảo phân cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố gắn với thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Ông Tạ Tự Bình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng cho biết, liên quan đến vấn đề phân cấp quản lý nhà nước trong thời gian qua, khi thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã phát sinh vướng mắc.

Cụ thể, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì chính quyền cấp huyện được quyền phân cấp quản lý nhà nước cho cấp xã. Tuy nhiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ cho phép HĐND, UBND cấp huyện được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định những nội dung được luật giao. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là nội dung phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan phân cấp. Điều này dẫn tới tình trạng cấp huyện được quyền, có nhu cầu phân cấp nhưng không thể thực hiện việc phân cấp do không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phân cấp.

“Tôi khẳng định Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết 119 đã mở ra nhiều nội dung như luật đầu tư công, cụ thể phân quyền HĐND các cấp phân quyền hiệu lực chủ trương đầu tư, trong điều kiện cần thiết HĐND giao cho UBND cung cấp quyết định việc đó, khác hoàn toàn so với luật đầu tư trước đây”, ông Bình nói.

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học – Nghệ thuật, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định về phân cấp. Ví dụ, một số địa phương có điều kiện nhưng lại vướng luật ngân sách vì vậy những đoạn quốc lộ đi ngang qua địa phương bị hư hỏng nhưng lại không thể sử dụng ngân sách của tỉnh, thành phố để duy tu, bảo dưỡng bởi theo quy định của Luật Ngân sách nhưng đoạn quốc lộ thì phải dùng ngân sách của Bộ Giao thông Vận tải.

Ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học – Nghệ thuật, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng góp ý
Vì vậy, TP Đà Nẵng cần nghiên cứu, rà soát kỹ hàng lang pháp lý trước khi thực hiện, trong đó, lấy người dân làm trung tâm. “Điều chúng ta cần lưu tâm là cấp nào làm phù hợp, thuận lợi nhất, hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân. Đối với trường hợp chỉ phù hợp với cái chung nhưng không phù hợp với chính quyền đô thị thì mình phải đề xuất theo tinh thần căn cứ vào Nghị định 119”, ông Tiếng góp ý.

Theo ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cần xác định Sở Nội vụ chỉ là cơ quan tổng hợp, theo dõi chung về phân cấp còn công việc chuyên môn, thẩm quyền quản lý của sở ngành nào thì họ phải đề xuất. Các quận, huyện muốn phân cấp cho địa phương việc gì thì phải có ý kiến chính thống, kiến nghị cụ thể đặc biệt là phân cấp thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị.  

“Các địa phương cần đề xuất góp ý về vấn đề phân cấp, ủy quyền xem đây là nhiệm vụ chính trị của mình. Sở Tư pháp cần thành lập đoàn nghiên cứu học tập về cách thức ủy quyền của Chủ tịch và UBND các cấp như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương,...”, ông Chinh đề xuất.

Tin cùng chuyên mục