Xu hướng mobile hóa doanh nghiệp

Từ những việc đơn giản như bán hàng, theo dõi thông tin doanh nghiệp, đến những thứ phức tạp như truyền dẫn tín hiệu máy bay, xác định đường bay cho phi công cần độ chính xác rất cao hiện đều đã được mobile hóa… Điều này cho thấy, Mobility (Công nghệ di động) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Từ những việc đơn giản như bán hàng, theo dõi thông tin doanh nghiệp, đến những thứ phức tạp như truyền dẫn tín hiệu máy bay, xác định đường bay cho phi công cần độ chính xác rất cao hiện đều đã được mobile hóa… Điều này cho thấy, Mobility (Công nghệ di động) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Trong nghiên cứu mới đây, Phó Chủ tịch khối nghiên cứu của hãng này, bà Carolina Milanesi, cũng khẳng định: “Với nhiều doanh nghiệp thì smartphone hay máy tính bảng sẽ chưa hoàn toàn thay thế PC, nhưng do hai thiết bị này ngày càng phổ biến nên các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phù hợp để điều chỉnh”. Bà Milanesi chia sẻ thêm, đến năm 2016, 2/3 số người dùng di động sẽ sở hữu một chiếc smartphone và nó sẽ mau chóng trở thành “đồng nghiệp” thân thiết của dân văn phòng. Bên cạnh đó, máy tính bảng sẽ là nhân tố chính đẩy nhanh tốc độ phát triển của xu hướng di động hóa… Trong xu hướng phát triển này, các hãng công nghệ lớn trên thế giới như IBM, Microsoft, SAP… là những đơn vị gia nhập thị trường sớm hơn cả. Họ cung cấp các giải pháp tiện ích không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp kết nối nội bộ với nhau bằng một mạng lưới di động được bảo mật cao, kiểm soát quy trình sản xuất… mà còn hỗ trợ khách hàng “giao tiếp” với doanh nghiệp.

Trước xu hướng này, doanh nghiệp Việt không đứng ngoài cuộc chơi. Theo ông Nguyễn Tất Đắc, Giám đốc Trung tâm Điện toán di động của FPT Software, ở Việt Nam, những ngành phục vụ người tiêu dùng sẽ đi tiên phong trong việc ứng dụng Mobility, đơn cử như bán lẻ, ngân hàng, giáo dục… Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực thể hiện rõ nhất với dịch vụ mobile banking, tiếp đến là ngành bán lẻ với các website đã tương thích với nền tảng di động rất tốt. Tuy nhiên, thực tế, nhu cầu của thị trường trong nước vẫn còn khá thấp, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ Mobility không nhiều… nên khách hàng chính của FPT Software trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu tại hai thị trường lớn là Nhật Bản và Mỹ.

Đối với FPT Software, dù mới “chập chững” tham gia thị trường Mobility cho doanh nghiệp từ năm 2012, nhưng đã bước đầu xây dựng được chỗ đứng nhất định tại thị trường Mỹ khó tính. Mũi nhọn của FPT Software trong mảng Mobility nằm ở dịch vụ di động hóa hệ thống IT doanh nghiệp (Enterprise Mobilization). Dịch vụ này cung cấp tổng thể quy trình chuyển đổi các ứng dụng hiện có sang ứng dụng trên di động, bao gồm cả việc đánh giá hiện trạng hệ thống IT, lên kế hoạch chuyển đổi, tư vấn và thử nghiệm về công nghệ, phát triển ứng dụng...

FPT Software đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được công nhận Năng lực vàng về Mobility của hãng Microsoft. Ông Nguyễn Tất Đắc chia sẻ: “Để đạt được chứng chỉ này không hề dễ dàng, vì FPT Software phải sở hữu tối thiểu 5 chứng chỉ cao cấp về công nghệ Mobility (như MCPD - Microsoft Certified Professional Developer, Chuyên viên lập trình cao cấp Microsoft) và đưa ra được danh sách 5 khách hàng mà công ty đã triển khai trong thực tế”. Trong thời gian tới, FPT Software sẽ đưa một số giải pháp mới vào triển khai cho khách hàng, gồm: Hệ thống quản lý thiết bị di động; Hệ thống quản lý nội dung di động với mục tiêu tăng trưởng 40%/năm từ 2013…

KIM THANH

Tin cùng chuyên mục