Nhã nhạc cung đình Huế

Hỏi:
Nhã nhạc cung đình Huế

Hỏi: Nhã nhạc cung đình Huế gần đây đã được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đề nghị quý báo cho biết rõ hơn? Lê Thế Bảo (Đường Lý Thường Kiệt, TP Mỹ Tho)

Nhã nhạc cung đình Huế ảnh 1

Khánh Tường: Nhã nhạc là âm nhạc dành riêng cho triều đình, dùng trong tế lễ cũng như các lễ tiết như tế Nam Giao, tế ở các Miếu, lễ Đại triều, lễ Vạn Thọ…

Nhã nhạc cung đình Huế kế thừa nhã nhạc của các triều đại trước, được hoàn thiện và phát triển để trở thành một di sản văn hóa của dân tộc, phản ánh nhận thức thẩm mỹ, tư duy triết học và vũ trụ quan cùng nhân sinh quan của con người Việt Nam truyền thống. Hội đồng Unesco đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa “âm nhạc tao nhã”, được trình diễn trong các ngày lễ trọng đại. Trong các thể loại âm nhạc đã được phát triển tại Việt Nam chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia”.

Ngày 7-11-2003, Unesco công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là một trong 28 kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Mục đích của việc thừa nhận là đòi hỏi các quốc gia phải cam kết thực hiện các kế hoạch nhằm phát huy và bảo vệ các kiệt tác.

Âm nhạc trong nhã nhạc chắt lọc từ các làn điệu mạnh mẽ, vui tươi của phương Bắc và những làn điệu nhẹ nhàng, sâu lắng của phương Nam, vì vậy khi tấu lên phải theo phương thức hòa hợp các sắc âm của các nhạc khí, không một tiếng nhạc khí nào che lấp, lấn át tiếng của nhạc khí khác để người nghe có thể thưởng thức mọi thanh âm từ trang nhã, khoan thai đến dồn dập, rộn rã. Đại Nam Hội điển sự lệ đã ghi được lời ca của 80 bài nhạc cung đình Huế.

Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của ta được công nhận là Di sản Văn hóa của thế giới.

Tin cùng chuyên mục