Ký Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri

Chiều 25-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) Huỳnh Đảm đã chính thức ký kết Nghị quyết liên tịch về việc đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri. Nghị quyết này quy định về trách nhiệm của ĐBQH, đoàn ĐBQH, Ủy ban MTTQVN các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc tiếp xúc cử tri; tổ chức thực hiện tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; trách nhiệm giải quyết và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
  • Cử tri Đà Nẵng đề nghị giải quyết triệt để tham nhũng, lãng phí 

(SGGP).- Chiều 25-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) Huỳnh Đảm đã chính thức ký kết Nghị quyết liên tịch về việc đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri. Nghị quyết này quy định về trách nhiệm của ĐBQH, đoàn ĐBQH, Ủy ban MTTQVN các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc tiếp xúc cử tri; tổ chức thực hiện tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; trách nhiệm giải quyết và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Theo Nghị quyết liên tịch vừa được ký kết, chậm nhất là 7 ngày, trước ngày tiếp xúc cử tri của ĐBQH, đoàn ĐBQH gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri đến các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương để thông báo rộng rãi, kịp thời về thời gian, địa điểm, nội dung cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH. Mỗi năm ít nhất một lần, đoàn ĐBQH chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh tổ chức để cử tri góp ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động mà đại biểu đã hứa trước cử tri để cử tri góp ý kiến; tổng hợp báo cáo UBTVQH.

Ngày 25-9, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị Đà Nẵng và các đại biểu Quốc hội khác có buổi tiếp xúc với cử tri quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri TP Đà Nẵng đề đạt ý kiến cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát, có những giải pháp thật sự hữu hiệu trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện công bằng xã hội… Quốc hội cần tìm đúng nguyên nhân mới giải quyết được triệt để; trong đó xác định trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào; trước tình trạng tham nhũng của các tập đoàn Vinashin, Vinalines, cử tri cho rằng phải quy được trách nhiệm này thuộc về ai. Các cử tri cũng đề nghị đại biểu Quốc hội cần quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục hiện nay; vấn đề an toàn giao thông; vệ sinh môi trường,…

A.Thư - Ng.Hùng

Tin cùng chuyên mục